Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao vừa xuất bản cuốn sách "Tuyển tập các châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
Sách in bằng 4 thứ tiếng (Việt, Anh, Pháp, Hoa) và bản gốc chữ Hán Nôm. Sách được in 2000 bản và in tại Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội, phát hành quý II năm 2013.
Chủ trì biên soạn là Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Biên giới quốc gia, thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Ban biên tập có ba người: Lê Quý Quýnh, Đinh Ngọc Linh và Phạm Văn Thắm.
Ông Phạm Văn Thắm là Tiến sĩ Hán Nôm, đã từng công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (mời chư vị xem lại bài viết về ông Thắm, tại đây).
Một cuốn sách quan trọng, có liên quan đến các châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vậy mà ngay trang thứ hai của bài Lời Giới thiệu của Ban Biên tập đã sai đến mức nhục nhã như thế này:
"Vua Gia Long tạ thế năm 1819, cháu nội là Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi năm 1820, lấy hiệu là Minh Mệnh".
Thật không thể tưởng tượng được! Một cuốn sách viết về Triều Nguyễn mà lại sai đến như thế này! Vì ai cũng biết Vua Gia Long là VUA CHA của Vua Minh Mệnh (Minh Mạng).
Đó là chưa kể dùng từ "lấy hiệu là Minh Mệnh" là chưa chính xác. Đúng ra phải là "lấy niên hiệu là Minh Mệnh" vì tên hiệu khác với niên hiệu.
Nghiêm trọng hơn, cuốn sách "Tuyển tập các Châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". Nhưng những người làm sách không hiểu thế nào là Châu bản, nên đã đưa một văn bản không phải là Châu bản vào cuốn sách này.
Văn bản Tờ lệnh Lý Sơn, tuyệt nhiên không phải là Châu bản vì nó không có Châu phê (lời phê bằng mực son - màu đỏ của nhà vua). Xin xem các bài về văn bản này:
Ông Phạm Văn Thắm đã đưa nó vào cuốn sách, và đây là bản dịch của ông:
Đó là chưa kể dùng từ "lấy hiệu là Minh Mệnh" là chưa chính xác. Đúng ra phải là "lấy niên hiệu là Minh Mệnh" vì tên hiệu khác với niên hiệu.
Nghiêm trọng hơn, cuốn sách "Tuyển tập các Châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". Nhưng những người làm sách không hiểu thế nào là Châu bản, nên đã đưa một văn bản không phải là Châu bản vào cuốn sách này.
Văn bản Tờ lệnh Lý Sơn, tuyệt nhiên không phải là Châu bản vì nó không có Châu phê (lời phê bằng mực son - màu đỏ của nhà vua). Xin xem các bài về văn bản này:
http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/08/giam-oc-so-vh-tt-dl-quang-ngai-bi-mat.html
Xin xem bài Khảo cứu tư liệu Lý Sơn:
Xin xem bài Khảo cứu tư liệu Lý Sơn:
Ông Phạm Văn Thắm đã đưa nó vào cuốn sách, và đây là bản dịch của ông:
Quá ngu dốt!
Thế này mà cũng đòi vác mặt đi đấu tranh chủ quyền à?
Dưới đây là bản Tiếng Anh: Cũng ghi Vua Minh Mệnh là Cháu nội của Vua Gia Long.
Rồi bản Tiếng Pháp: Cũng ghi Vua Minh Mệnh là Cháu nội của Vua Gia Long.
và cả bản Tiếng Trung Quốc: Cũng ghi Vua Minh Mệnh là Cháu nội của Vua Gia Long.
Hú vía, có một mảnh giấy bằng cái lá tre (tương đương hai ngón tay) dính vào trang cuối của cuốn sách để đính chính cho sai sót tầy trời trên.
Đính chínhcũng sai luôn.
"Cháu nội" = "Con là" thì sẽ đọc thành:
"Vua Gia Long tạ thế năm 1819, con là là Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi năm 1820, lấy hiệu là Minh Mệnh".
Thừa một chữ "là".
Đính chínhcũng sai luôn.
"Cháu nội" = "Con là" thì sẽ đọc thành:
"Vua Gia Long tạ thế năm 1819, con là là Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi năm 1820, lấy hiệu là Minh Mệnh".
Thừa một chữ "là".
Nhưng mà, hỡi ôi! chỉ đính chính cho phần tiếng Việt mà thôi!
Sách in bằng 4 thứ tiếng, tức là in cho Tây cho Tàu nó đọc mà làm như thế này, thì quá nhục!
Sách in 2000 bản, ghi rõ ở bìa 4 là SÁCH KHÔNG BÁN. Như vậy sách này do nhà nước bỏ tiền để biên soạn và in ấn, và chủ yếu để biếu tặng trong các hoạt động đối ngoại.
Sáng nay, ngày 7 tháng 10 năm 2013 tôi đã sang tận 53 Nguyễn Du để gặp ông Chu Hảo - GĐ Nhà xuất bản Tri thức là nơi in cuốn sách này để hỏi xem vì đâu nên nỗi.
Giáo sư Chu Hảo cho biết rằng: Từ trước đến nay, cứ những cuốn sách về chủ quyền quốc gia là đều phải chuyển sang Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao để thẩm định mới được phép in. Cuốn sách "Tuyển tập các châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" do Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao tổ chức biên soạn, nên bản thảo đưa sang, nhà xuất bản phải tuyệt đối tôn trọng bản thảo và in đúng như bản thảo.
Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao đã sử dụng tiền thuế của nhân dân để lo một việc trọng đại của quốc gia, vậy mà những người thừa hành lại dốt nát và làm ăn tắc trách như thế này, quả là không chấp nhận được.
Tôi đề nghị Bộ Ngoại giao sớm ra lệnh thu hồi toàn bộ số sách đã phát hành (biếu tặng), không cho lưu hành và lưu trữ cuốn sách đáng xấu hổ này. Tiếp theo, nếu vẫn muốn lưu hành trở lại thì phải hủy bỏ các trang có sai sót trên và thay bằng trang giấy cùng loại và đã được sửa lỗi. Đặc biệt, phải loại văn bản tờ lệnh Lý Sơn ra khỏi cuốn sách thì mới đảm bảo khoa học.
"Các hãng xe hơi Toyota, Nisan...chỉ một lỗi nhỏ họ còn thu hồi hàng triệu xe đã bán để xử lý, huống hồ đây lại là tài liệu về lịch sử, về biên giới lãnh thổ, về quốc gia và danh dự dân tộc mà lại kẹp "đính chính" bẩn đến như vậy"(Độc giả Người Hà Nội).
Tôi đề nghị Bộ Ngoại giao sớm ra lệnh thu hồi toàn bộ số sách đã phát hành (biếu tặng), không cho lưu hành và lưu trữ cuốn sách đáng xấu hổ này. Tiếp theo, nếu vẫn muốn lưu hành trở lại thì phải hủy bỏ các trang có sai sót trên và thay bằng trang giấy cùng loại và đã được sửa lỗi. Đặc biệt, phải loại văn bản tờ lệnh Lý Sơn ra khỏi cuốn sách thì mới đảm bảo khoa học.
"Các hãng xe hơi Toyota, Nisan...chỉ một lỗi nhỏ họ còn thu hồi hàng triệu xe đã bán để xử lý, huống hồ đây lại là tài liệu về lịch sử, về biên giới lãnh thổ, về quốc gia và danh dự dân tộc mà lại kẹp "đính chính" bẩn đến như vậy"(Độc giả Người Hà Nội).
Hà Nội, ngày 7.10. 2013
Nguyễn Xuân Diện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét