Nhân giỗ đầu Tiến sĩ Nguyễn Thị Hường,
Gia đình và bạn bè xuất bản cuốn luận án để tưởng nhớ Chị
Lời dẫn: Vậy là đã sắp tròn một năm Tiến sĩ Nguyễn Thị Hường đi xa. Nhân dịp này, các bạn bè đồng nghiệp đã kịp hoàn thành việc tổ chức in ấn cuốn luận án Tiến sĩ của chị - luận án đã được bảo vệ thành công đúng 9 ngày trước khi tác giả của nó đi vào cõi vĩnh hằng sau một tai nạn giao thông.
"Người ta thường nói âm dương cách biệt, nhưng một năm qua, nơi chín suối, chắc Nguyễn Thị Hường cũng thấu hiểu được tấm lòng thơm thảo của bè bạn. Được sự đồng ý và ủng hộ của gia đình Nguyễn Thị Hường, các bạn bè và đồng nghiệp của chị đã cùng nhau chung sức: người mở máy tính dò password tìm file luận án, người chế bản, người biên tập, người đi xin kinh phí, người liên hệ nhà xuất bản để in luận án kịp dâng lên linh hồn bạn, nhân ngày giỗ đầu (chị mất ngày ngày 16 tháng 9 năm 2012, nhằm ngày mùng 1 tháng 8 năm Nhâm Thìn)".
Lời Giới thiệu rất xúc động của PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, cũng là người hướng dẫn luận án cho Nguyễn Thị Hường như khơi lại đỉnh trầm để cùng mọi người tưởng nhớ tới người đồng nghiệp xấu số đã lìa xa trần gian từ một năm nay.
Cũng nhân dịp này, Tạp chí Tia Sáng và Không gian Sáng tạo Trung Nguyên sẽ tổ chức một buổi lễ ra mắt và phát hành cuốn sách Nghiên cứu sách dạy Lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm vốn là luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Hường.
Thời gian: 9h30 sáng, thứ 4, ngày, 04/09/2013
Địa điểm: Cà phê Sách Trung Nguyên, 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội.
* Xin vui lòng xác nhận sự có mặt của quý vị qua email: tctiasang@gmail.com
* Phát hành sách: 0904810198 (Phòng Tạp chí Viện Nghiên cứu Hán Nôm)
________________________
Lời giới thiệu
Tôi viết lời giới thiệu chuyên luận Nghiên cứu sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm trong một hoàn cảnh rất đặc biệt, đó là viết giới thiệu sách của Tiến sỹ Nguyễn Thị Hường - Người đang ở cõi âm.
Thật xúc động viết những dòng chữ này.
Chị Nguyễn Thị Hường sinh năm 1981,tại Bắc Giang trong một gia đình có truyền thống hiếu học, tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành Hán Nôm, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và được tặng bằng khen Gương mặt trẻ tiêu biểu Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2002. Năm 2004 Nguyễn Thị Hường về công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm sau đợt thi tuyển công chức với số điểm đứng đầu danh sách các ứng viên tham dự kỳ thi. Năm 2005, chị hoàn thành luận văn Thạc sỹ về Nghiên cứu văn bia chữ Nôm. Ngày 7 tháng 9 năm 2012, chín ngày trước khi lâm nạn, Nguyễn Thị Hường đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ Hán Nôm về đề tài Nghiên cứu sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, tại Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, và được Hội đồng khoa học đánh giá loại xuất sắc.
Luận án Nghiên cứu sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm của Tiến sỹ Nguyễn Thị Hường, đã phác họa một cái nhìn chung về tình hình biên soạn sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm thời trung đại. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn những văn bản đáng tin cậy để dịch thuật, công bố nhằm tiếp nhận những bài học kinh nghiệm quý giá của ông cha để lại. Đặc biệt, luận án đã đưa ra một số kiến nghị về tình hình biên soạn sách giáo khoa lịch sử hiện nay. Nội dung chính của luận án gồm 3 chương:
- Chương một: Tác giả đi sâu nghiên cứu sự hình thành và phát triển sách dạy lịch sử Việt Nam bằng chữ Hán và chữ Nôm, gồm các vấn đề: 1/Giới thuyết về sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (với các nội dung: Khái niệm sách giáo khoa hay sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và bối cảnh chung của hệ thống sách Hán Nôm dùng giảng dạy trong nền giáo dục Việt Nam trước năm 1945). 2/ Quá trình hình thành và phát triển của sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (với các nội dung: Sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm trước thế kỷ XIX qua nguồn tư liệu hiện còn. Các nhân tố chi phối sự hình thành và phát triển của sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm từ nửa đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX).
- Chương hai: Tác giả đã làm rõ đặc điểm văn bản sách dạy lịch sử Việt Nam bằng chữ Hán và chữ Nôm, trên 2 vấn đề: 1/ Hiện trạng văn bản sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (với các nội dung: Các sách đơn văn bản. Các sách đa văn bản). 2/ Đặc điểm văn bản các sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (với các nội dung: Loại hình văn bản, Niên đại, Tác giả, Thể loại, Văn tự, Bậc học, Hình thức tổ chức biên soạn).
- Chương ba: Tìm hiểu giá trị sách dạy lịch sử Việt Nam bằng chữ Hán và chữ Nôm. Đây là chương mà Nguyễn Thị Hường đã đưa ra những kiến giải rất khoa học và được Hội đồng chấm luận án đánh giá cao, gồm các vấn đề: 1/ Các giá trị về nội dung (với các nội dung: Sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm: Tài liệu thường thức và chuyên sâu về lịch sử Việt Nam. Sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nôm với văn hóa giáo dục giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Quan điểm giáo dục lịch sử Việt Nam qua các sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm). 2/ Các giá trị về hình thức (với các nội dung: Phương pháp biên soạn sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và những biến chuyển của nó từ thế kỷ XIX sang thế kỷ XX. Một số vấn đề về ngôn ngữ văn tự trong sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm). 3/ Một số kiến nghị đối với việc biên soạn sách giáo khoa lịch sử hiện nay.
Ngoài ra, luận án còn cung cấp một Phụ lụcgồm các biểu bảng rất công phu, hết sức có giá trị.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Hường là một cán bộ trẻ, thông minh, có năng lực và nhiều triển vọng của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Chị đã công bố nhiều bài viết có liên quan đến thư tịch học và văn tự học, tham gia nhiều công trình, đã và sẽ xuất bản, như: Địa chí Bắc Ninh, Quốc sử di biên, Từ điển điển cố văn học Nôm, Từ điển từ cổ và chữ Nôm cổ, v.v...
Nhưng rồi bể dâu kiếp người, “Xe cộ đi chẳng thuận cung đường, nghiệp chữ nghĩa bỗng hóa thành dang dở”.
Thật là: “Người vốn chăm ngoan, đời sao khốn khổ”.
Thật xúc động viết những dòng chữ này.
Chị Nguyễn Thị Hường sinh năm 1981,tại Bắc Giang trong một gia đình có truyền thống hiếu học, tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành Hán Nôm, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và được tặng bằng khen Gương mặt trẻ tiêu biểu Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2002. Năm 2004 Nguyễn Thị Hường về công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm sau đợt thi tuyển công chức với số điểm đứng đầu danh sách các ứng viên tham dự kỳ thi. Năm 2005, chị hoàn thành luận văn Thạc sỹ về Nghiên cứu văn bia chữ Nôm. Ngày 7 tháng 9 năm 2012, chín ngày trước khi lâm nạn, Nguyễn Thị Hường đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ Hán Nôm về đề tài Nghiên cứu sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, tại Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, và được Hội đồng khoa học đánh giá loại xuất sắc.
Luận án Nghiên cứu sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm của Tiến sỹ Nguyễn Thị Hường, đã phác họa một cái nhìn chung về tình hình biên soạn sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm thời trung đại. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn những văn bản đáng tin cậy để dịch thuật, công bố nhằm tiếp nhận những bài học kinh nghiệm quý giá của ông cha để lại. Đặc biệt, luận án đã đưa ra một số kiến nghị về tình hình biên soạn sách giáo khoa lịch sử hiện nay. Nội dung chính của luận án gồm 3 chương:
- Chương một: Tác giả đi sâu nghiên cứu sự hình thành và phát triển sách dạy lịch sử Việt Nam bằng chữ Hán và chữ Nôm, gồm các vấn đề: 1/Giới thuyết về sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (với các nội dung: Khái niệm sách giáo khoa hay sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và bối cảnh chung của hệ thống sách Hán Nôm dùng giảng dạy trong nền giáo dục Việt Nam trước năm 1945). 2/ Quá trình hình thành và phát triển của sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (với các nội dung: Sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm trước thế kỷ XIX qua nguồn tư liệu hiện còn. Các nhân tố chi phối sự hình thành và phát triển của sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm từ nửa đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX).
- Chương hai: Tác giả đã làm rõ đặc điểm văn bản sách dạy lịch sử Việt Nam bằng chữ Hán và chữ Nôm, trên 2 vấn đề: 1/ Hiện trạng văn bản sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (với các nội dung: Các sách đơn văn bản. Các sách đa văn bản). 2/ Đặc điểm văn bản các sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (với các nội dung: Loại hình văn bản, Niên đại, Tác giả, Thể loại, Văn tự, Bậc học, Hình thức tổ chức biên soạn).
- Chương ba: Tìm hiểu giá trị sách dạy lịch sử Việt Nam bằng chữ Hán và chữ Nôm. Đây là chương mà Nguyễn Thị Hường đã đưa ra những kiến giải rất khoa học và được Hội đồng chấm luận án đánh giá cao, gồm các vấn đề: 1/ Các giá trị về nội dung (với các nội dung: Sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm: Tài liệu thường thức và chuyên sâu về lịch sử Việt Nam. Sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nôm với văn hóa giáo dục giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Quan điểm giáo dục lịch sử Việt Nam qua các sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm). 2/ Các giá trị về hình thức (với các nội dung: Phương pháp biên soạn sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và những biến chuyển của nó từ thế kỷ XIX sang thế kỷ XX. Một số vấn đề về ngôn ngữ văn tự trong sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm). 3/ Một số kiến nghị đối với việc biên soạn sách giáo khoa lịch sử hiện nay.
Ngoài ra, luận án còn cung cấp một Phụ lụcgồm các biểu bảng rất công phu, hết sức có giá trị.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Hường là một cán bộ trẻ, thông minh, có năng lực và nhiều triển vọng của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Chị đã công bố nhiều bài viết có liên quan đến thư tịch học và văn tự học, tham gia nhiều công trình, đã và sẽ xuất bản, như: Địa chí Bắc Ninh, Quốc sử di biên, Từ điển điển cố văn học Nôm, Từ điển từ cổ và chữ Nôm cổ, v.v...
Nhưng rồi bể dâu kiếp người, “Xe cộ đi chẳng thuận cung đường, nghiệp chữ nghĩa bỗng hóa thành dang dở”.
Thật là: “Người vốn chăm ngoan, đời sao khốn khổ”.
Người ta thường nói âm dương cách biệt, nhưng một năm qua, nơi chín suối, chắc Nguyễn Thị Hường cũng thấu hiểu được tấm lòng thơm thảo của bè bạn. Được sự đồng ý và ủng hộ của gia đình Nguyễn Thị Hường, các bạn bè và đồng nghiệp của chị đã cùng nhau chung sức: người mở máy tính dò password tìm file luận án, người chế bản, người biên tập, người đi xin kinh phí, người liên hệ nhà xuất bản để in luận án kịp dâng lên linh hồn bạn, nhân ngày giỗ đầu (chị mất ngày ngày 16 tháng 9 năm 2012, nhằm ngày mùng 1 tháng 8 năm Nhâm Thìn).
Tôi có duyên may là người hướng dẫn khoa học cho Nguyễn Thị Hường ở cả hai bậc học, Thạc sỹ và Tiến sỹ, nay lại được các bạn thân của Nguyễn Thị Hường gửi niềm tin viết cho người xấu số mấy lời tri ngộ, tạm nén buồn thương, cẩn trọng:
Thắp nén hương trầm,
Khấn người trò giỏi.
Ở mãi cõi âm,
Xin về nhận lấy.
Hà Nội, ngày 6 tháng 8 năm 2013
PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh
(Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm,
Tổng biên tập Tạp chí Hán Nôm)
PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh
(Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm,
Tổng biên tập Tạp chí Hán Nôm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét