Lời dẫn của Nhà báo Hữu Nguyên: GS Tương Lai trong bài phát biểu tại Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ VI tại Hà Nội ngày 5/9/2013 bày tỏ niềm hy vọng sắp tới Mặt trận sẽ không tiếp tục thực hiện vai trò cây kiểng làm dáng, ăn theo nói leo với những lời tụng ca như đang và đã từng, mà là tiếng nói phản biện mạnh mẽ trong bối cảnh độc đảng...Chừng nào Mặt trận thôi đóng vai trò cây kiểng làm dáng, mà là phong trào hoạt động thực sự của một tổ chức xã hội dân sự rộng lớn như nó cần phải có thì lúc ấy mới thực hiện được sứ mệnh đích thực của nó.
Trong khi đó, GS Ngô Đức Thọ từng bày tỏ sự băn khoăn của ông về vai trò thực sự của Mặt trận hiện nay là gì?
________________
Trong khi đó, GS Ngô Đức Thọ từng bày tỏ sự băn khoăn của ông về vai trò thực sự của Mặt trận hiện nay là gì?
________________
GÓP Ý KIẾN SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP ĐIỀU NÓI VỀ MẶT TRẬN TỔ QUỐC
Ngô Đức Thọ
Ngô Đức Thọ
Hiện nay báo chí và các phương tiện truyền thông đã công bố bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đây là một đợt sinh hoạt chính trị lớn mà Quốc hội chủ trương lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của mọi công dân, như trưởng ban dự thảo Hiến pháp Phan Trung Lý đã giải thích: "Mọi người có quyền phát biểu tất cả mọi vấn đề, không có điều gì cấm kỵ". Tôi đã nghiên cứu kỹ bản dự thảo Hiến pháp và cũng có một số ý kiến muốn được đóng góp. Vì Hiến pháp có nhiều chương nhiều điều nên bản ý kiến này của tôi chỉ xin nói một vấn đề về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN).
Trong khuôn khổ của một bản đóng góp ý kiến, tôi không có điều kiện nêu lại lịch sử hình thành MTTQVN và những thành tích mà Mặt trận đã thực hiện được qua các thời kỳ lịch sử cùng những vấn đề lý luận về Mặt trận dân tộc thống nhất. Vai trò của MTTQVN được thể hiện nổi bật nhất trong hai giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tuy nhiên, sau hơn nửa thế kỷ, tình hình mọi mặt của nước ta và thế giới đã có rất nhiều thay đổi về cơ bản. Trong hai thời kỳ trên, nói chung các tầng lớp nhân dân ở nông thôn thành thị, ở miền Nam miền Bắc, các vùng miền khác nhau ít có điều kiện gặp gỡ, giao lưu, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhau. Nhưng ngày nay trình độ học vấn của mọi người đã được nâng cao, sách báo các thể loại xuất bản ngày càng nhiều cả ở trung ương và địa phương. Đồng thời sự phát triển của Công nghệ thông tin giúp cho mọi người có rất nhiều dịp thuận tiện để theo dõi tình hình. Do đó, cũng dễ có điều kiện để cho các tầng lớp nhân dân hiểu biết những vấn đề chung của xã hội. Chẳng hạn một bác sỹ giỏi có thành tựu nổi bật nhưng với cử tri ở vùng miền khác nhau có thể không biết rõ tiểu sử, hay giới trí thức ít có điều kiện hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của nông dân vv...Ngày nay vấn đề đã khác hẳn, vì hàng ngày đều có các tin tức liên quan đăng tải trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng. Vì thế nói chung mọi người đều có thể nhận biết được những ý kiến trong từng tầng lớp khác nhau. Chẳng hạn chúng ta muốn tìm những đại biểu nào gọi là tiêu biểu nhất cho từng tầng lớp, cũng không đơn giản chỉ do cấp ủy đảng lựa chọn đã là người được nhiều tín nhiệm nhất. Hoặc đồng bào Việt Nam ở nước ngoài qua các phương tiện thông tin cũng nắm rất rõ tình hình trong nước chứ không phải chỉ nghe qua thông cáo mang danh Ủy ban trung ương MTTQVN có những vị GS-TS nọ, doanh nhân, nhà tu hành kia... là đã có ngay hiệu quả hoan nghênh hay hưởng ứng của họ. Hoặc như điểm 1, điều 9 trong bản dự thảo sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992 viết: “MTTQVN là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Có người đã nói bản thân họ cũng không hiểu thế nào là “Tổ chức chính trị- xã hội”? Cũng ở câu ấy tôi lại thấy có vấn đề giai cấp là một khái niệm khá mù mờ, trước nay chưa thấy ai lên danh sách cụ thể và toàn bộ một giai cấp, vậy biết xác định ai là “tiêu biểu”? Có người bảo mình không biết chứ trên biết. Nhưng thiết nghĩ đã không có một danh sách như vậy, lại không có cuộc đại hội nào của toàn giai cấp, mà có hội họp bình bầu ai là tiêu biểu không? Nếu nói “tiêu biểu” là theo nhận xét của đảng thì có lẽ nên ghi là “tiêu biểu theo nhận xét của đảng!”, còn như muốn nâng vai trò của MTTQVN lên tầm một hội đồng đại diện cho toàn dân thì cần thực hiện bầu chọn theo một quy chế nào đó chứ không thể dùng ngôn từ định nghĩa một hai câu trong HP mà có thể đạt được - mà có khi lại trùng lặp với chức năng của Quốc Hội!
Nói về vai trò của MTTQVN thì như trong thời kỳ chiến tranh có những cuộc biểu tình rất lớn, đông hàng vài chục vạn người do MTTQ tổ chức để phản đối việc Mỹ ném bom Miền bắc. Nay tình hình có lẽ đã thay đổi, khi nhà cầm quyền Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm biển đảo của nước ta, in hộ chiếu và bản đồ có “hình lưỡi bò” bao hết toàn bộ các đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vv...cũng không thấy có cuộc biểu tình nào do MTTQVN tổ chức? Như vậy có lẽ các hoạt động tập hợp quần chúng biểu thị thái độ về một vấn đề bức xúc nào đấy cũng không phải là chức năng cố định của MTTQVN, mà có thể thực hiện một cách co giãn, thậm chí có nơi đại diện của MTTQ còn đến tận nhà để vận động người dân không tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Hay như nói MTTQ là tổ chức chính trị xã hội để bênh vực quyền lợi cho các tầng lớp nhân dân thì ví như các vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản...đều không thấy MTTQ có phản ứng gì rõ rệt, thể hiện được chức năng nhiệm vụ của mình?
Như vậy những vấn đề về MTTQVN có vẻ như chưa phải đã có một sự cần thiết tất yếu có tính phổ quát. Trong khi đó thì điều hợp lý duy nhất là MTTQVN là một tổ chức chính trị – xã hội được Chính phủ và ĐCS Việt Nam thừa nhận, cần được ghi trong Hiến pháp bằng chỉ một câu “cần và đủ”. Vấn đề như vậy nhưng như chúng ta đã thấy bản dự thảo Hiến pháp tại điều 9 đã tiếp thu cả cũ và sửa mới để đặt thành một điều lớn gồm 3 điểm với 224 chữ, đồng đẳng với điều 4 nói về Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên việc đưa hoạt động có nhiều nội dung không được xác định rõ ràng của MTTQ vào Hiến pháp như vậy phải chăng là thích đáng, hợp lý, vì xét về tính chất thì MTTQ là tổ chức ngoại vi của Đảng cộng sản Việt Nam chứ không phải là một tổ chức của nhà nước (theo logic tất nhiên được hưởng chi phí ngân sách rất tốn kém).
Xét cho cùng, vai trò của MTTQVN thực chất là gì?
Qua thực tiễn mấy chục năm hoạt động của MTTQVN, nếu như các chức năng nhiệm vụ có thể tăng giảm điều chỉnh thì chúng ta có thể thấy MTTQVN là cơ quan đồng tổ chức các cuộc bầu cử từ cấp cơ sở đến cấp trung ương(QH) và là nơi tiếp nhận danh sách đề cử ứng cử viên do cấp ủy đảng đề nghị. Điều này không khó: ở mỗi cấp sẽ bảo lưu một số hợp lý cán bộ (cả lãnh đạo và nhân viên). Còn về danh sách ứng cử viên, thực tế khi có quyết định đề cử chính thức thì ủy viên thường vụ phụ trách công tác mặt trận chuyển đến cho cán bộ cấp ủy đang phụ trách MTTQ để tổchức bầu cử. Cũng thực tiễn cho thấy điều 4 Hiến pháp có từ mấy chục năm nay và việc cấp ủy đảng chính thức lên danh sách đề cử là việc công khai, mọi người đều biết. Như vậy, khác với những thời kỳ trước, đến nay không còn cần thiết phải bố trí một cơ cấu quá phức tạp từ trung ương đến địa phương để hợp thức hóa (hình thức hóa?) việc chuyển bản danh sách đề nghị đó sang hội đồng bầu cử. Nếu cần thiết phải nhấn mạnh thì có thể tổ chức cuộc trao danh sách một cách trọng thể với sự hiện diện của các đài, báo v.v... Làm được như vậy trong thực tế là một cải cách hành chính rất quan trọng, không hề mất thực chất của bất cứ một thiết chế tổ chức nào mà lại giảm bớt được sự cồng kềnh về tổ chức nhân sự, trụ sở nhà đất và chi phí của ngân sách...vv.
Trong khuôn khổ của một bản đóng góp ý kiến, tôi không có điều kiện nêu lại lịch sử hình thành MTTQVN và những thành tích mà Mặt trận đã thực hiện được qua các thời kỳ lịch sử cùng những vấn đề lý luận về Mặt trận dân tộc thống nhất. Vai trò của MTTQVN được thể hiện nổi bật nhất trong hai giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tuy nhiên, sau hơn nửa thế kỷ, tình hình mọi mặt của nước ta và thế giới đã có rất nhiều thay đổi về cơ bản. Trong hai thời kỳ trên, nói chung các tầng lớp nhân dân ở nông thôn thành thị, ở miền Nam miền Bắc, các vùng miền khác nhau ít có điều kiện gặp gỡ, giao lưu, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhau. Nhưng ngày nay trình độ học vấn của mọi người đã được nâng cao, sách báo các thể loại xuất bản ngày càng nhiều cả ở trung ương và địa phương. Đồng thời sự phát triển của Công nghệ thông tin giúp cho mọi người có rất nhiều dịp thuận tiện để theo dõi tình hình. Do đó, cũng dễ có điều kiện để cho các tầng lớp nhân dân hiểu biết những vấn đề chung của xã hội. Chẳng hạn một bác sỹ giỏi có thành tựu nổi bật nhưng với cử tri ở vùng miền khác nhau có thể không biết rõ tiểu sử, hay giới trí thức ít có điều kiện hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của nông dân vv...Ngày nay vấn đề đã khác hẳn, vì hàng ngày đều có các tin tức liên quan đăng tải trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng. Vì thế nói chung mọi người đều có thể nhận biết được những ý kiến trong từng tầng lớp khác nhau. Chẳng hạn chúng ta muốn tìm những đại biểu nào gọi là tiêu biểu nhất cho từng tầng lớp, cũng không đơn giản chỉ do cấp ủy đảng lựa chọn đã là người được nhiều tín nhiệm nhất. Hoặc đồng bào Việt Nam ở nước ngoài qua các phương tiện thông tin cũng nắm rất rõ tình hình trong nước chứ không phải chỉ nghe qua thông cáo mang danh Ủy ban trung ương MTTQVN có những vị GS-TS nọ, doanh nhân, nhà tu hành kia... là đã có ngay hiệu quả hoan nghênh hay hưởng ứng của họ. Hoặc như điểm 1, điều 9 trong bản dự thảo sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992 viết: “MTTQVN là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Có người đã nói bản thân họ cũng không hiểu thế nào là “Tổ chức chính trị- xã hội”? Cũng ở câu ấy tôi lại thấy có vấn đề giai cấp là một khái niệm khá mù mờ, trước nay chưa thấy ai lên danh sách cụ thể và toàn bộ một giai cấp, vậy biết xác định ai là “tiêu biểu”? Có người bảo mình không biết chứ trên biết. Nhưng thiết nghĩ đã không có một danh sách như vậy, lại không có cuộc đại hội nào của toàn giai cấp, mà có hội họp bình bầu ai là tiêu biểu không? Nếu nói “tiêu biểu” là theo nhận xét của đảng thì có lẽ nên ghi là “tiêu biểu theo nhận xét của đảng!”, còn như muốn nâng vai trò của MTTQVN lên tầm một hội đồng đại diện cho toàn dân thì cần thực hiện bầu chọn theo một quy chế nào đó chứ không thể dùng ngôn từ định nghĩa một hai câu trong HP mà có thể đạt được - mà có khi lại trùng lặp với chức năng của Quốc Hội!
Nói về vai trò của MTTQVN thì như trong thời kỳ chiến tranh có những cuộc biểu tình rất lớn, đông hàng vài chục vạn người do MTTQ tổ chức để phản đối việc Mỹ ném bom Miền bắc. Nay tình hình có lẽ đã thay đổi, khi nhà cầm quyền Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm biển đảo của nước ta, in hộ chiếu và bản đồ có “hình lưỡi bò” bao hết toàn bộ các đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vv...cũng không thấy có cuộc biểu tình nào do MTTQVN tổ chức? Như vậy có lẽ các hoạt động tập hợp quần chúng biểu thị thái độ về một vấn đề bức xúc nào đấy cũng không phải là chức năng cố định của MTTQVN, mà có thể thực hiện một cách co giãn, thậm chí có nơi đại diện của MTTQ còn đến tận nhà để vận động người dân không tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Hay như nói MTTQ là tổ chức chính trị xã hội để bênh vực quyền lợi cho các tầng lớp nhân dân thì ví như các vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản...đều không thấy MTTQ có phản ứng gì rõ rệt, thể hiện được chức năng nhiệm vụ của mình?
Như vậy những vấn đề về MTTQVN có vẻ như chưa phải đã có một sự cần thiết tất yếu có tính phổ quát. Trong khi đó thì điều hợp lý duy nhất là MTTQVN là một tổ chức chính trị – xã hội được Chính phủ và ĐCS Việt Nam thừa nhận, cần được ghi trong Hiến pháp bằng chỉ một câu “cần và đủ”. Vấn đề như vậy nhưng như chúng ta đã thấy bản dự thảo Hiến pháp tại điều 9 đã tiếp thu cả cũ và sửa mới để đặt thành một điều lớn gồm 3 điểm với 224 chữ, đồng đẳng với điều 4 nói về Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên việc đưa hoạt động có nhiều nội dung không được xác định rõ ràng của MTTQ vào Hiến pháp như vậy phải chăng là thích đáng, hợp lý, vì xét về tính chất thì MTTQ là tổ chức ngoại vi của Đảng cộng sản Việt Nam chứ không phải là một tổ chức của nhà nước (theo logic tất nhiên được hưởng chi phí ngân sách rất tốn kém).
Xét cho cùng, vai trò của MTTQVN thực chất là gì?
Qua thực tiễn mấy chục năm hoạt động của MTTQVN, nếu như các chức năng nhiệm vụ có thể tăng giảm điều chỉnh thì chúng ta có thể thấy MTTQVN là cơ quan đồng tổ chức các cuộc bầu cử từ cấp cơ sở đến cấp trung ương(QH) và là nơi tiếp nhận danh sách đề cử ứng cử viên do cấp ủy đảng đề nghị. Điều này không khó: ở mỗi cấp sẽ bảo lưu một số hợp lý cán bộ (cả lãnh đạo và nhân viên). Còn về danh sách ứng cử viên, thực tế khi có quyết định đề cử chính thức thì ủy viên thường vụ phụ trách công tác mặt trận chuyển đến cho cán bộ cấp ủy đang phụ trách MTTQ để tổchức bầu cử. Cũng thực tiễn cho thấy điều 4 Hiến pháp có từ mấy chục năm nay và việc cấp ủy đảng chính thức lên danh sách đề cử là việc công khai, mọi người đều biết. Như vậy, khác với những thời kỳ trước, đến nay không còn cần thiết phải bố trí một cơ cấu quá phức tạp từ trung ương đến địa phương để hợp thức hóa (hình thức hóa?) việc chuyển bản danh sách đề nghị đó sang hội đồng bầu cử. Nếu cần thiết phải nhấn mạnh thì có thể tổ chức cuộc trao danh sách một cách trọng thể với sự hiện diện của các đài, báo v.v... Làm được như vậy trong thực tế là một cải cách hành chính rất quan trọng, không hề mất thực chất của bất cứ một thiết chế tổ chức nào mà lại giảm bớt được sự cồng kềnh về tổ chức nhân sự, trụ sở nhà đất và chi phí của ngân sách...vv.
Hà Nội, 18/1/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét