Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân: TÔI RẤT ÂN HẬN VÌ ĐÃ KÝ QĐ KHEN 38 NHÀ NGOẠI CẢM

Trao bằng khen 38 nhà ngoại cảm, 
lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH hối hận

Sau hơn một tuần dư luận dậy sóng, đỉnh điểm là vụ Cơ quan an ninh Quảng Trị bắt “nhà ngoại cảm” Nguyễn Thanh Thúy (tức ‘’cậu Thủy’’) về hành vi lửa đảo tìm hài cốt liệt sĩ, bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về chính sách người có công đã chính thức lên tiếng.  

Bộ LĐ-TB-XH đã có nghi vấn từ lâu 

Bà cựu bộ trưởng bộ LĐ TB XH
Tại buổi thảo luận kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội của Quốc hội ngày 31/10, bộ trưởng LĐ-TB-XH hội Phạm Thị Hải Chuyền đã có cuộc trao đổi với báo chí. Trước việc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCS) Việt Nam chi tiền cho “Cậu Thủy” 75 triệu đồng/bộ hài cốt liệt sỹ mà không xin ý kiến của bộ, bà Chuyền cho biết: Chính phủ cho phép tổ chức, cá nhân được cùng với Nhà nước phối hợp phát hiện và xử lý. Lẽ ra khi làm việc này Ngân hàng chính sách phải phối hợp với chính quyền địa phương và Bộ Quốc phòng để xử lý chứ không phải là Bộ LĐ-TB-XH thực hiện việc đó.


Theo quy định, khi hài cốt được đưa về thì Bộ LĐ-TB-XH thực hiện việc tiếp nhận và đưa vào các nghĩa trang. 

Theo quan điểm của lãnh đạo Bộ quản lý nhà nước, khi phát hiện hài cốt liệt sĩ ở các địa phương như Đắc Lắk, Bình Phước, lẽ ra Ngân hàng CSXH cùng với chính quyền địa phương ở đó cũng như cơ quan quân sự ở đó làm. “Mà tôi tin các anh có làm rồi, chính quyền địa phương cũng như quân sự địa phương có đồng ý như thế nào đó thì Ngân hàng chính sách mới tiếp tục làm” bà Chuyền nói.

Bà cũng cho biết thêm, khi phát hiện hài cốt liệt sỹ ở Quảng Trị, Bộ LĐ-TB-XH thấy có dấu hiệu nghi vấn nên đã có văn bản yêu cầu Viện pháp y của Quân đội, Viện khoa học LĐ-XH phải giám định AND những hài cốt liệt sỹ được tìm thấy.  

Bộ trưởng LĐ-TB-XH hội Phạm Thị Hải Chuyền trao đổi với báo chí. Ảnh Dân trí

“Khi khẳng định, không có cơ sở “hài cốt” tìm thấy là xương người thì chúng tôi phải yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ. Tháng 8/2013, tôi có văn bản đề nghị cơ quan an ninh của Bộ Công an xem xét sự việc”, bà Chuyền nói.  Khi phát hiện ra các hiện tượng này, từ tháng 7/2011 Bộ đã có văn bản yêu cầu các địa phương thực hiện đúng Nghị định của Chính phủ. Khi phát hiện ra  hài cốt thì phải báo cáo với chính quyền, lực lượng quân đội địa phương để phối hợp tìm.

Riêng trường hợp “cậu Thủy”, lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH đã có công văn đề nghị cơ quan an ninh vào điều tra. Bộ trưởng nhấn mạnh: “Quan điểm của chúng tôi là phải sớm tìm ra sự thật và xử lý nghiêm những trường hợp lừa đảo này”. 

Phải giám định AND với mọi hài cốt tìm kiếm được 

Theo sự phân công của Chính phủ, Bộ Quốc phòng thực hiện đề án tìm kiếm hài cốt liệt sỹ, Bộ LĐ-TB-XH thực hiện việc xác định danh tính hài cốt liệt sỹ.

Đề án xác định danh tính hài cốt liệt sỹ đã được Chính phủ phê duyệt, Bộ LĐ-TB-XH đã có văn bản chỉ đạo các địa phương, yêu cầu tất cả các hài cốt liệt sỹ tìm được nằm ngoài kênh thông tin của lực lượng quân đội, hoặc là bạn bè, chiến hữu của liệt sỹ đưa về, đều phải làm giám định AND. Nếu đúng, lúc đó mới được làm lễ truy điệu và đưa các liệt sỹ vào nghĩa trang.

Về việc gần đây nhiều nhà ngoại cảm đi tìm mộ liệt sỹ liên tục xuất hiện từ đó dẫn đến việc lừa đảo, bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đánh giá: Việc tìm kiếm hài cốt liệt sỹ đưa về quê hương là nguyện vọng chính đáng của toàn xã hội. Chính phủ ngoài việc giao cho Bộ Quốc phòng cũng đồng ý cho các tổ chức, cá nhân khi phát hiện được thì báo cáo với chính quyền địa phương nơi phát hiện để phối hợp làm. Thực chất đã có một bộ phận trục lợi từ việc làm nhân văn này và để làm tốt thì phải tuyên truyền hơn nữa để bản thân người dân cảnh giác với vấn đề này. Với bất kể đối tượng nào trục lợi việc tìm hài cốt liệt sỹ phải xử lý nghiêm trước pháp luật.

Thực ra, không phải gần đây mới có dư luận về câu chuyện lợi dụng tâm linh để trục lợi. Đầu năm 2011, theo sự tham mưu của cấp dưới, lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH đã ký quyết định số 13/QĐ-LĐTBXH về việc Tặng Bằng khen - tặng bằng khen cho 38 cá nhân đã có nhiều đóng góp trong công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Trong số này, có sự góp mặt của phần lớn là nhà ngoại cảm. 

 
Quyết định số 13 khen thưởng các nhà ngoại cảm

Sau đó ít tháng, giữa tháng 8/2011, theo tường thuật của báo Pháp luật TP.HCM, tại hội nghị giao ban sáu tháng đầu năm với Sở LĐ-TB-XH các tỉnh, thành phía Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân nói: Tôi rất ân hận vì khi còn làm bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, tôi đã ký vào bằng khen cho những nhà ngoại cảm. Sau khi có tấm giấy đó, họ về phóng to để thành lập trung tâm tìm mộ liệt sĩ. Chưa dừng ở đó, một số nhà ngoại cảm còn nói bừa là đã gặp gỡ, thân mật với tôi để trao đổi những vấn đề liên quan đến việc tìm mộ liệt sĩ nhưng kỳ thực tôi chưa bao giờ biết mặt mũi, gặp gỡ họ lần nào cả…”.

Bà tiếp: “Đây là vấn đề rất nhạy cảm, vì vậy tôi đề nghị khi tham mưu cho bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH ký các quyết định, bằng khen các nhà ngoại cảm phải hết sức lưu tâm”. 

Huế Bùi
Nguồn: Người đưa tin

Thưa chị Ngân, 
Có lẽ đây là điều nằm ngoài mong muốn của chị thôi. Vì cấp dưới họ đưa lên cái gì, là họ giục giã, vận động hành lang dữ lắm, mà chị không có "ba đầu sáu tay" để kiểm soát hết được. 

Có những thói tật đang dấy lên trong xã hội ta hiện nay, lại khởi nguồn từ các quan chức cấp cao. Lễ hội, cúng bái, rồi đền chùa đình miếu các nơi mấy năm gần đây đều do từ trên mà làm hư đến dân cả. Nếu ông Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Thiện Nhân, ông Trần Đại Quang, bà Nguyễn Thị Doan không đi đóng ấn, ban ấn, phát lương đền Trần...và các nơi khác nữa thì đâu đến mức phong hóa suy thoái như hôm nay!

Vì vậy, rất mong chị và các quan chức cấp cao mỗi khi đi đâu, xuất hiện ở nơi công cộng, có truyền thông đi cùng thì hết sức chú ý để tránh bị tuyên truyền làm hỏng đi hình ảnh của mình!
 

Tương Lai: SỨC LAY ĐỘNG CỦA "DẬY MÀ ĐI!"

Sức lay động của "Dậy mà đi!"

GS. Tương Lai 

Có lẽ những chàng trai cô gái say sưa hát bài "Dậy mà đi" để chào đón Đinh Nhật Uy buộc phải được trả tự do tại Tòa án Long An hôm 29.10.2013 không biết và cũng không cần biết rằng bài đó ra đời từ trong nhà tù thực dân năm 1941, khi đất nước còn nằm trong xiềng xích nô lệ. Bài thơ làm trong nhà tù thuở ấy tự nhắc nhở:

"Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
Huống đường đi còn lắm bước gian truân
Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu"!
 


Thế rồi một phần tư thế kỷ sau, lời thơ được biến tấu thành ca từ của một bài hát cùng tên với điệp khúc "Dậy mà đi, dậy mà đi, hỡi đồng bào ơi" ra đời trong phong trào đấu tranh chống chế độ Sài Gòn của sinh viên và thanh niên Miền Nam những năm 1966- 67. Để rồi hôm nay, lớp trẻ cháy bỏng khát vọng tự do, dân chủ lại đang hát vang khúc ca đòi bẻ gãy những xiềng xích mới.

Lịch sử đang đi những bước oái oăm!

Câu hát năm nao bỗng như một lời tiên tri "Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu". Nếu cứ cho đó là một câu "tiên tri" thì câu "tiên tri" ấy đang biến thành lời giục giã cho cuôc chiến đấu mới "Ai nên khôn không khốn một lần" rồi trào dâng thành một làn sóng dập dồn: "Hát cho dân tôi nghe, tiếng hát tung cờ ngày nào. Hát cho đêm thiên thu... Hát âm u trong đêm, muôn cánh tay đang dậy lên...". 

Thế rồi, "tiếng hát tung cờ ngày nào" giờ đây vang lên để vạch mặt những kẻ nhân danh lá cờ ấy để tròng một thứ xiềng xích mới lên cuộc sống của đất nước. Xiềng xích ấy đang đè nặng lên tâm tư của cả một dân tộc vốn hiểu rõ chân lý‎ không có gì quý‎ hơn độc lập tự do. Những kẻ nhân danh lá cờ ấy đang đặt những gông cùm mới lên cuộc sống của tuổi trẻ yêu nước không cam chịu cúi đầu trước bọn xâm lược phương Bắc thực thi chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. 

Những kẻ đang cúi đầu trước bọn xâm lược lại đang đang cắm chính lá cờ ấy trên nóc nhà tù, trại giam nhan nhản khắp cả nước để uy hiếp, trấn áp những người yêu nước, bóp chết khát vọng dân chủ, tự do và quyền con người, nhằm củng cố cho một chế độ toàn trị phản dân chủ, phản tiến hóa đang bị lung lay từ chân móng. Lá cờ ấy đang bị hoen ố bởi những hành động đáng xấu hổ mà chế độ toàn trị phản dân chủ này đang gây ra cho cả dân tộc, xúc phạm đến anh linh những thế hệ Việt Nam đã nằm xuống để bảo vệ mảnh đất thiêng của tổ quốc mà vì điều thiêng liêng ấy, cả núi xương, sông máu đã phải đổ ra. Thế hệ trẻ hôm nay quyết không để cho lá cờ ấy bị hoen ố. Sức lay động của tiếng hát "Dậy mà đi" khởi nguồn từ đó. 


http://www.youtube.com/watch?v=9338gJhe0Qk


Tiếng hát đón chào Đinh Nhật Uy, từ tòa án Long An bước ra là để tuyên bố trước toàn thế giới một chuyện đáng xấu hổ: Việt Nam có lẽ là nước đầu tiên một công dân bị bỏ tù vì đã sử dụng Facebook, một trong những thành tựu văn minh mà loài người có được từ cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, trước hết là công nghệ thông tin! Đương nhiên Viện Kiểm sát và Tòa án tỉnh Long An gắng gượng viện dẫn bằng được những điều khoản này nọ để ghép “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo khoản 1 Điều 258, BLHS cho Đinh Nhât Uy. Luật sư Hà Huy Sơn đã bác bỏ tất cả những điều đó và đòi "trả tự do ngay tại phiên tòa cho ông Đinh Nhật Uy".

Thật ra, với Tòa án của một chế độ toàn trị quen với những bản án "bỏ túi" thì lời lẽ và luận cứ của luật sư chỉ là vật trang sức rẻ tiền, họ bỏ ngoài tai. Họ không thể tuyên Đinh Nhật Uy vô tội và do đó phải được trắng án, phải được bồi thường. Bước đi oái oăm của lịch sử đang dẫm lên vết nhơ này. Chúng ta muốn xây dựng một nước "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn", nhưng chế độ toàn trị phản dân chủ này đang làm ngược lại mong muốn đó. Nó đang phản bội lại lý tưởng cao đẹp của những người từng "dậy mà đi" trên con đường giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Vì vậy mà hôm nay, tuổi trẻ lại đang phải "hát âm u trong đêm, muôn cánh tay đang dậy lên...". 

Bản án dành cho Đinh Nhật Uy rồi cũng sẽ là bản án dành cho những người có lương tri, lương năng đang và sẽ sử dụng những thành tựu của văn minh để làm cho cuộc sống văn minh hơn, đàng hoàng hơn, tươi đẹp hơn. Họ, trước hết và chủ yếu là một thế hệ mới của những người đấu tranh cho dân chủ mà internet là công cụ rất tiện ích và có tiềm năng rất lớn. Họ lại là những người rất trẻ, đủ lòng dũng cảm và trí sáng tạo để thể hiện khát vọng của họ. Họ dùng blog và mạng lưới xã hội để trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm, ý nghĩ của mình, điều mà chế độ toàn trị rất kiêng kỵ! Kiêng kỵ như người ta đã từng kiêng kỵ "xã hội dân sự dân sự”.

Một nhà nước pháp quyền đàng hoàng sẽ không thể kết tội Đinh Nhật Uy. Bởi, nếu vậy thì rồi, 32 triệu người sử dung internet [nếu đúng như người ta loan báo để đánh bóng thành tích] đều có nguy cơ bị Điều 258 của Bộ Luật Hình sự cho vào tù bất cứ lúc nào. Nhưng không thể không dằn mặt và răn đe một trào lưu đang như những dòng suối nhỏ đổ ra sông lớn mà sức cuộn chảy của nó không một bờ bao, một con đê nào ngăn chặn nổi. Thêm vào đó, dòng sông đang xuôi về biển cả, sóng đại dương đang tiếp sức cho tốc độ bứt phá của dòng sông cuộc sống. Dư luận quốc tế đang là một sức ép hiện thực mà nhà nước toàn trị này phải tính toán. 

Đó là sức cộng hưởng của phong trào dân chủ trong nước từ bản Tuyên bố thực thi quyền chính trị và dân sự của giới trí thức nhân sĩ trong và ngoài nước, kết hợp với những sáng kiến của giới trẻ trong đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cùng với những bàn chân nổi giận của người nông dân mất đất rầm rập xuống đường, tạo thành một nội lực to lớn để được tiếp sức của cộng đồng quốc tế, bao gồm chính giới có mối quan hệ nhà nước với nước ta, giới đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền thế giới và mạng lưới truyền thông quốc tế thường xuyên theo sát diễn biến tình hình ở Việt Nam.

Bước đi oái oăm của lịch sử cũng đang thể hiện ở thế giằng co chưa ngã ngủ từ đối nội cho đến đối ngoại mà cái sức cộng hưởng nói trên đang in đậm dấu ấn. Dấu ấn ấy hiện rõ trong ứng xử của người cầm quyền trong thế "tiến thoái lưỡng nan", "đi thì cũng dở, ở không xong" trước bao áp lực vì đang "nhả chẳng ra cho, nuốt chẳng vào" những lợi ích phe nhóm khi mà những lợi ích ấy lại được đặt lên trên lợi ích của tổ quốc, lên trước lợi ích và khát vọng của toàn dân. Từ một sự kiện vụ án Đinh Nhật Uy, khởi đầu cho việc xử lý mạng lưới internet đầy bất trắc đối với một chế độ toàn trị trước một xã hội đang tỉnh thức, gây nên sự ngột ngạt trong đời sống của mọi tầng lớp nhân dân đang đối diện với bao khó khăn về kinh tế và an toàn xã hội.

Không hiểu điều này có nằm trong cái mà ông Tổng bí thư nọ cảm thấy "ngột ngạt” khi ông nói với cử tri quận Ba Đình ngày 27.9.2013 không, chứ ngay từ đầu thế kỷ XX thì các cụ ta trong phong trào "Duy tân" đã thốt lên rằng: "Văn minh là thế giới nào. Mà ta chìm đắm trong hào dã man"! Xin nhớ cho là tòa án của chế độ thực dân đã tửng xử vụ án "Đồng Nọc Nạn", rồi chính quyền Sài Gòn trước 75 đã không thể không nể trọng các luật sư biện hộ và đấu tranh cho công lý. Và hồi ấy, "ma tà", "lính kín", "sen đầm" chưa phải tổ chức một bộ máy côn đồ du thủ du thực đông đến vậy để huy động vào việc đàn áp dân chúng. Bọn côn đồ này đánh người nhân danh công an, trước mắt công an, được công an khuyến khích, cổ vũ mà chuyện đánh đập dã man gây thương tích công dân Lưu Trọng Kiệt hay chuyện hành hung bloger Lâm Bùi trước cửa Tòa án Long An hôm rồi chỉ là một trong vô vàn những ví dụ! 

Nhưng bạo lực chỉ có thể là cách giải khát bằng thuốc độc. Bạo lực không khuất phục được tuổi trẻ, ngược lại, đang đổ thêm dầu vào lửa, ngọn lửa của sự phẫn nộ và ý chí đấu tranh. Cũng chính vì vậy, sức lan tỏa của bài hát "Dậy mà đi" các bạn trẻ đang hát kia đang thổi một làn sinh khí vào đời sống ngột ngạt mà xã hội đang phải chịu đựng. Xin được phép trích ra đây những lời gan ruột của bloger Lâm Bùi, người bị hành hung để chứng minh cho điều ấy:
"Cái đau này không phải vì là thể xác, mà là ở tâm hồn... đau vì nhà cầm quyền thay vì lắng nghe dân, tôn trọng dân, thì luôn dùng quyền lực, dùng bạo quyền để trấn áp người dân. Coi lợi ích đảng phái phe nhóm lớn hơn Dân Tộc, lớn hơn Tổ Quốc... và coi dân là kẻ thù, là thù địch. Sau phiên tòa, dù rằng Đinh Nhật Uy được hưởng án treo, được phóng thích tại tòa, nhưng đó vẫn là một bản án, một bản án bất công và Uy đã phải bị giam cầm oan uổng hơn 4 tháng trời.
Đảng vẫn muốn cai trị bằng quyền lực để phục vụ cho mình, bằng sự dối trá để đầu độc người dân, bằng những điều luật mà mỗi người dân, mỗi người như chúng ta đây, khi muốn thể hiện cái Quyền Con Người chính đáng của mình... thì bất cứ lúc nào cũng có thể trở thành những Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Trần Vũ Anh Bình, Việt Khang, Nhật Uy, Nguyên Kha... và nhiều... tại sao? Hãy lên tiếng, và hãy cứ lên tiếng, vì chúng ta là con người... chúng ta không phải là những con cừu.
Chúng ta không kêu gọi lật đổ hay tranh giành, chúng ta chỉ muốn họ thay đổi, hãy xóa bỏ những điều luật không đúng, sai trái, hãy tôn trọng quyền con người của mỗi người công dân... hãy thay đổi cả chúng ta và cả họ... hãy thay đổi... thay đổi vì Việt Nam cho Việt Nam."
Đẹp biết bao, cao cả biết bao ý chí của tuổi trẻ, nguồn sinh lực bất tận của dân tộc! Chính họ chứ không phải ai khác đang thúc đẩy lịch sử đi tới, đang góp phần viết nên những trang sử mới của cuộc đấu tranh cho dân chủ và tự do, tiếp tục sứ mệnh của cha anh từng đổ máu cho sự nghiệp giành độc lập của tổ quốc. Vì, họ hiểu rằng, độc lập mà không có dân chủ và tự do, không có nhân quyền thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì cả.

T.L 
Nguồn:Blog Quê Choa


THỦ TIÊU ĐỂ PHI TANG?

Chính thức xóa mô hình Tập đoàn Vinashin
Quyết định mới công bố của Bộ Giao thông Vận tải cho ra đời tổng công ty mới, với cái tên khác biệt trong giao dịch quốc tế - SBIC và chính thức xóa mô hình tập đoàn ở doanh nghiệp nhiều tai tiếng một thời.  
Bộ Giao thông Vận tải hôm nay công bố Quyết định số 3287/QĐ-BGTVT về việc thành lập Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp từng được xác định là chủ lực của nền kinh tế nhưng mắc nhiều sai lầm trong đầu tư, kinh doanh và quản trị.

Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy có tên giao dịch quốc tế là Shipbuilding Industry Corporation (SBIC) sẽ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. 

8 công ty con gồm: Công ty Đóng tàu Phà Rừng; Đóng tàu Bạch Đằng; Đóng tàu Hạ Long; Đóng tàu Thịnh Long; Đóng tàu Cam Ranh; Công ty Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn; Công ty Đóng tàu và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn và Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Cấm.

SBIC tại thời điểm thành lập có vốn điều lệ là 9.520 tỷ đồng. Các ngành, nghề kinh doanh chính của tổng công ty là đóng mới, sửa chữa, hoán cải tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi;  tái chế, phá dỡ tàu cũ. Ngoài ra, tổng công ty còn có nhiệm vụ khai thác cảng biển, cảng thủy nội địa, bến tàu, cầu tàu; kinh doanh hoạt động lai dắt, tàu kéo, tàu đẩy, xà lan, phương tiện nổi. Đồng thời, SBIC hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy, nhà máy đóng tàu; sản xuất chế tạo kết cấu thép và các ngành, nghề sản xuất phụ trợ phục vụ trực tiếp cho ngành đóng mới và sửa chữa tàu thủy.

Vinashin chấm dứt hoạt động kể từ ngày SBIC được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau khi được thành lập, SBIC có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Công ty mẹ - Vinashin.

Ngoài việc hoạt động đúng mô hình nhằm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại công ty mẹ và các đơn vị thành viên, SBIC còn phải thực hiện sắp xếp lại 234 doanh nghiệp thuộc cơ cấu Vinashin trước đây theo hướng không duy trì trong cơ cấu tổng công ty. Trong đó, cổ phần hóa, bán chuyển nhượng vốn, chuyển giao, sáp nhập 69 doanh nghiệp và bán, giải thể, phá sản 165 doanh nghiệp.

Bộ Giao thông Vận tải cũng nhấn mạnh, bên cạnh những trách nhiệm trong việc chuyển đổi mô hình hoạt độn, Hội đồng thành viên SBIC phải tiếp tục tổ chức thực hiện đề án tái cơ cấu Vinashin đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được thành lập năm 2006 trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Vinashin được tổ chức theo mô hình cơ cấu công ty mẹ - con; công ty mẹ hoạt động theo dạng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chính phủ làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Tuy nhiên, những sai lầm trong 7 năm hoạt động theo mô hình tập đoàn gây thất thoát hàng chục nghìn tỷ đồng buộc Vinashin phải tái cơ cấu suốt 3 năm qua. 

Gần đây, trao đổi với VnExpress.net, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết các khoản nợ của Vinashin đã cơ bản được tái cơ cấu. Bên cạnh đó, việc rút vốn, chuyển nhượng, sáp nhập... hàng chục doanh nghiệp cũng đã được tiến hành. 

Ngọc Tuyên
Nguồn: VNE

Sự kiện này gây bao xốn xang cho các nhà báo: 

Vinashin hoàn thành nhiệm vụ
Chín sáu nghìn tỉ đổ trôi sông
Thế là cách mạng thành công 
Cần chi cơ cấu tái ông nạm bà 

Hôm nay, bộ Giao thông vận tải chính thức đào mồ chôn cái thằng có tên là: Vinashin-cái tên này giờ chỉ còn là biểu tượng cho những doanh nghiệp nhà nước làm ăn nhố nhăng nhất.

Thực chất là một cái thây ma-đã chết từ lâu. Nhưng giờ người ta mới chôn !

Vài chục ngàn lao động của Vinashin ra đường. E rằng không ít trong số đó, thất nghiệp->túng quẫn->tội phạm.

Trc khi có quyết định này, thực chất là Vinashin đã phá sản nhưng cực kỳ ít báo chí gọi đúng tên là Vinashin phá sản. Người ta vẫn tưởng nó vẫn được bảo lãnh, bơm vốn để tồn tại.

Nhưng chẳng có quan chức nhà nước nào phải chết theo nó. Chỉ có một cơ số cán bộ lãnh đạo vào tù.

Một cái tên mới đã ra đời: SBIC-Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy, gánh các trách nhiệm pháp lý nợ, nần, các thứ của cái thây ma Vinashin.

Anh bạn Cường Pháp còn giải thích tại sao người ta đặt tên là SBIC: Sắm-bô-ị-cứt ! :)))

Các loại Vina thay nhau chết, thi nhau lỗ: Vinashin, Vinalines, Vinafood 1-2, Vinachem... 

Tiền của, những nguồn lực quan trọng nhất của quốc gia ...cứ rót, rót mãi cho những "hố đen" này. Khá nhiều trong số đó chạy vào những buổi ăn chơi trác táng, thậm chí cả cho các bồ nhí...của lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty nhà nước mà ko đi đc vào sản xuất, kinh doanh thực, tạo ra của cải, việc làm... cho xã hội. 

Nhưng "kinh tế nhà nước (lập lờ thay cho DNNN) hiển nhiên vẫn phải giữ vai trò chủ đạo"-Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội khẳng định !

Trung Tran 
Tháng 11/2010, bác Nguyễn Sinh Hùng khi đó là Phó Thủ tướng nói trước QH: "Nếu quản trị và quản lý tốt thì đến năm 2012, Vinashin có thể sẽ đứng vững và giảm lỗ, từ năm 2013-2014 sẽ có lãi trở lại". Bộ trưởng GTVT khi đó là bác Hồ Nghĩa Dũng. (Nguồn ở đây: http://vneconomy.vn/20101123073956392P0C9920/pho-thu-tuong-vinashin-co-the-co-lai-tu-2013.htm).

Tháng 10/2013, bác Nguyễn Sinh Hùng đang chức Chủ tịch QH, Bộ trưởng GTVT là bác Đinh La Thăng xóa sổ mô hình tập đoàn Vinashin và thay thế bởi 1 Tổng công ty mới.(Nguồn ở đây: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/chinh-thuc-xoa-mo-hinh-tap-doan-vinashin-2903653.html). 

Nhớ lại hồi tháng 10/2011, Bộ trưởng Đinh La Thăng từng "trảm tướng" ngay tại công trường sân bay Đà Nẵng và bây giờ, không phải đùa, ông đã "trảm" cả một tập đoàn được xem là "quả đấm thép" của ngành đóng tàu Việt Nam.  

SÁNG NAY, HÀNG TRĂM NGƯỜI DÂN VĂN GIANG KÉO ĐẾN TRỤ SỞ TIẾP DÂN Ở HN


Sáng nay, 31.10.2013, hàng trăm người dân Văn Giang đã đến trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng, Nhà nước tại số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội.

Đông đảo bà con dân oan các nơi cũng có mặt ở đây...ngày này, ngày khác, tháng này tháng khác...






Trước đó, ngày 30.10, khoảng 500 người dân 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao đã đến trụ sở tiếp dân để gặp Chủ tịch UBND huyện, theo lịch phải tiếp dân. Nhưng đây là lần thứ 8, bà Chủ tịch Đặng Bích Thủy không xuất hiện để gặp dân: 
.





Ngày 29.10.2013, dân oan xã Xuân Quan thu hoạch lúa  trên cánh đồng cưỡng chế. Đây là những thửa đất còn sót lại sau ngày 17.9.2013 chính quyền 3 cấp ở Hưng Yên và Tổng công ty Việt Hưng bảo kê cho bọn côn đồ phá hoại. 








  
Buổi tối, bà con cùng liên hoan với nhau, mừng vụ mùa vừa thu hoạch

Đào Tuấn: LUẬN VỀ SỰ BẤT AN

Luận về sự bất an 
Đào Tuấn

images
Mỗi một ngày, người dân lại phải vắt tay lên trán khi đọc trên báo hàng chục những cái tin: Thiếu nữ bị cuồng dâm làm nhục 4 ngày đêm. Nhảy cả xuống sông để thoát thân, nhưng vẫn bị lôi lên làm nhục tiếp. Vợ tức chồng vì tư thế lạ, cho một nhát dao. Côn đồ giết người xong giơ dao khoe máu tươi. Vừa được đặc xá đã chém chết người. Rồi Phó Thanh tra giơ cuốc bổ đầu dân. Phó trưởng công an “lau súng”, bạn gái vỡ đầu. Còn công an thì đập chết tươi một con người chỉ vì anh này không chịu nói tuổi.

Ngày nào cũng như ngày nào. 365 ngày/năm. VớiTốc độ gia tăng tội phạm còn nhanh hơn cả dân số”.

Trong lĩnh vực quản lý kinh tế: Vừa Vinashin đã lại Vinalines. Chưa xong ACB đã đến Agribank. Tất cả những khuôn mặt tư Dương Chí Dũng, Nguyễn Đức Kiên…đều giống nhau ở chỗ hôm qua còn mũ cao áo dài mở miệng là nói đến quyết tâm, đến những lời lẽ tốt đẹp vốn không thể phân biệt .

Có một chi tiết cần được nói tới là khi tìm kiếm xác nạn nhân vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường trên sông Hồng, người ta đã phát hiện tới 6cái xác trôi sông. Trong chỉ chưa đầy hai tuần.

Hình như không ngẫu nhiên nhà ngoại cảm xuất hiện khắp nơi. Hình như không ngẫu nhiên nhà chùa đông nghịt khách. Lại càng không ngẫu nhiên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Bùi Đặng Dũng ngậm ngùi: “Trước tự hào ra ngõ gặp anh hùng thì giờ cử tri nói ra ngõ gặp tội phạm”. Khi mà “Kẻ cướp mà thậm chí giờ nó còn vào từng nhà, sờ từng người để lấy trộm, lột tài sản, uy hiếp. Từ nông thôn đến thành thị, công sở, đến những nơi trang nghiêm như trường học, bệnh viện… đều có tội phạm cả”. Và “Tôi giật mình khi nghe anh ấy nói hiện tượng của Dương Chí Dũng không phải là cá biệt”.

Chúng ta đang sống trong một thời kỳ nhiễu nhương, nơi tội phạm hoành hành từ phòng lạnh ra đường. Từ phòng ngủ thiếu nữ đến những nơi cao cả thâm nghiêm như trường học bệnh viện. Thật ra, cũng nên thông cảm cho ngành công an khi mà “số bắt vào đã hơn số mình đặc xá”, trong khi có cố gắng cách mấy “nhưng nhà tù có phải mở ra mãi được đâu”.

Có người nói vì báo chí đưa cướp hiếp giết quá nhiều. Xã hội sẽ bơn bớt bất an khi báo chí ngảnh mặt quay lưng với thực tế. Nhưng có báo chí nào xui người ta đâm chém nhau. Có báo chí nào ngụy tạo ra những vụ tham nhũng hàng chục, hàng trăm tỷ. Và có bất an nào có thể được che dấu bằng việc chụp cái mũ xuống tai và mắt thì nhắm lại.

Vị ĐBQH tên Dũng, khi nhắc tới Dương Chí Dũng, đến câu chuyện “ra ngõ gặp tội phạm” đã nói trúng nỗi lòng của người dân, bằng hai chữ “bất an”: Chưa bao giờ lòng dân bất an như thế này.

Cái sự bất an không phải ở chỗ người ta phải thòng thêm một sợi dây xích mỗi khi muốn nghe điện thoại trên vỉa hè Sài Gòn, (ngay cả thế cũng dễ mất tay như chơi) không phải ở việc một cái liếc ngang cũng có thể bị coi là nhìn đều và bọn ngáo đá, ngay lập tức, cho đi thẳng vào nhà xác.

Sự bất an còn ở chỗ một người thầy cũng có thể trở thành một tên hiếp dâm. Một bác sĩ có thể một sát nhân danh y. Ngay sau sắc áo của những người giữ gìn trật tự, bảo đảm an toàn cho dân chúng, cũng có thể là một kẻ sát nhân. Còn những người giữ thuế, ai cũng tiềm ẩn nguy cơ “bộ phận không nhỏ”, dù chẳng ai biết cái bộ phận đó nó là ai, ở đâu.

Ông Bùi Đặng Dũng băn khoăn rằng không biết có phải do kinh tế khủng hoảng, cùng đường sinh thủy họa đạo tặc hay không mà tội phạm lại nổi lên như vậy?

Nhân dân, nạn nhân muôn đời của đạo tặc, đành chịu chứ biết trả lời sao. Không lẽ lại chụp cái mũ xuống tai và mắt thì nhắm lại. Không lẽ phải xây thêm nhà tù để xác nhận một thực tế rằng nơi nào càng nhiều nhà tù, nơi đó càng bất an.

VỤ KHỦNG BỐ TẠI THIÊN AN MÔN - MỘT VỐ ĐAU ĐỐI VỚI AN NINH TRUNG CỘNG


Khủng bố tại Thiên An Môn: 
Một vố đau đối với an ninh Trung Quốc 

Thụy My - RFI

Từ nay được chính thức coi là một vụ «tấn công khủng bố», vụ chiếc xe jeep lao vào đám đông trên quảng trường Thiên An Môn và phát nổ hôm thứ Hai 28/10/2013 là một cú đòn đau điếng người cho bộ máy công an khổng lồ của Trung Quốc – bị thách thức ngay tại trung tâm biểu tượng quyền lực Bắc Kinh.

David Tobin, giáo sư về chính trị Trung Quốc ở đại học Glasgow nhận xét, trong khi Bắc Kinh là một « vùng được giám sát nghiêm ngặt », sự kiện trên « khiến Đảng hết sức khủng hoảng». 

Trên quảng trường nổi tiếng của thủ đô, một chiếc xe jeep đã lao lên lề đường chạy khoảng 400 m, tông vào nhiều khách du lịch và công an ngay trước cổng vào Tử Cấm Thành, rồi bốc cháy. Năm người đã thiệt mạng và khoảng bốn mươi người bị thương. 

Đài truyền hình Nhà nước CCTV hôm thứ Tư 30/10 vào buổi tối thông báo trên tài khoản tiểu blog là năm nghi can đã bị bắt, và sự kiện này được đánh giá là một vụ « tấn công khủng bố». 

Kam Wong, cựu viên chức cảnh sát Hồng Kông, nay là giảng viên của đại học Xavier, Hoa Kỳ nhấn mạnh : « Nếu Bộ Công an không có khả năng giữ an ninh cho Thiên An Môn, điều này cho thấy toàn đất nước Trung Quốc không được an toàn, mở ra cánh cửa cho những hành động thách thức mới tương tự». 

Quảng trường Thiên An Môn ngày cũng như đêm được bộ máy an ninh hùng hậu mặc sắc phục lẫn thường phục giám sát, sẵn sàng dập tắt những hành động rục rịch biểu tình và trấn áp những vụ lộn xộn mới bắt đầu. 

Thiên An Môn mang nặng tính biểu tượng là trung tâm quyền lực, nơi chế độ Cộng sản dìm trong biển máu phong trào đòi dân chủ mùa xuân năm 1989. 

Tổng ngân sách được chính quyền Bắc Kinh dành cho các cấp để duy trì trật tự là một số tiền khổng lồ và không ngừng tăng lên : Năm nay gần 770 tỉ nhân dân tệ (91 tỉ euro), tăng hơn 200 tỉ nhân dân tệ so với năm 2010. Như vậy, Trung Quốc chi nhiều cho việc « duy trì ổn định » - một cụm từ để chỉ việc bắt giữ những người biểu tình, giám sát các nhà ly khai và ngăn ngừa những vụ lộn xộn trong số 55 dân tộc thiểu số trên toàn quốc – hơn là cho lực lượng vũ trang có quân số đông nhất thế giới. 

Giáo sư Lâm Hòa Lập (Willy Lam) của Chinese University ở Hồng Kông nói với AFP: “Chính quyền đã bị mất mặt” vào lúc chỉ còn khoảng hơn một chục ngày nữa là đến Hội nghị trung ương lần thứ ba ở Bắc Kinh. Theo ông, chế độ cầm quyền bị lúng túng không chỉ do của bộ máy an ninh bị thấy rõ có những thiếu sót, mà còn do trong số các nạn nhân có cả những công dân ngoại quốc. 

Tuy vậy, các chuyên gia nêu ra tính thủ công thấy rõ của vụ tấn công trên. David Tobin nhấn mạnh : « Khá là đơn giản khi lao chiếc xe jeep vào đám đông rồi dùng chất gây cháy để đốt xe – điều này không mang dấu ấn của bất kỳ mạng lưới khủng bố xuyên quốc gia nào. Đây có thể là hành động của những cá nhân bất mãn». 

Truyền hình Trung Quốc hôm thứ Tư dẫn nguồn tin từ công an nói rằng ba người đi trên xe đã thiệt mạng là các thành viên của cùng một gia đình. Ông David Tobin nhận xét : « Chắc chắn không thể là một vụ tấn công như kiểu người ta thường thấy ở Trung Đông, với việc sử dụng các kỹ thuật hoàn hảo và phối hợp hậu cần quan trọng». 

Công an Trung Quốc đã nhanh chóng hướng cuộc điều tra về phía các nhà hoạt động Duy Ngô Nhĩ - dân tộc thiểu số theo Hồi giáo tỏ ra cứng đầu không chấp nhận sự đô hộ của Bắc Kinh tại Tân Cương, vùng đất rộng mênh mông giàu tài nguyên ở biên giới Trung Á. 

Ông Lâm Hòa Lập nhận thấy : « Việc một sự kiện như thế có thể xảy ra tại Bắc Kinh cho thấy những hạn chế của ngành công an khi phải đối phó với quyết tâm kháng cự cao độ, chống lại chính sách của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ».

Chuyên gia này cho rằng : « Điều này có nghĩa là nếu sự bất mãn của đại đa số người dân Duy Ngô Nhĩ tăng cao, rất có thể diễn ra những vụ việc mới theo kiểu này trong tương lai, và không có chế độ công an nào có thể hiệu quả trước một sự kháng cự tập thể » của toàn thể một dân tộc.


Quảng Bình: CÁN BỘ CƠ SỞ ĂN BẨN QUÁ !

Quảng Bình: “Ém” hàng cứu trợ bán lại cho dân
Báo Công an Tp HCM - Thứ năm, 31/10/2013

Sau hai cơn bão trong tháng 10-2013, người dân thôn Tân Hải, xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy nhận được khá nhiều hàng hóa và tiền hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, doanh nghiệp... Nhưng một số mặt hàng cứu trợ sau đó đã bị cán bộ thôn thu lại đem bán cho chính người dân trong thôn khiến dư luận bức xúc.

Trưởng thôn Ngô Công Quảng trình bày sự việc
Có mặt tại thôn này vào hạ tuần tháng 10-2013, chúng tôi được nhiều người dân bức xúc cho biết, sau cơn bão số 10, thôn được Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam hỗ trợ 90 suất quà, mỗi suất gồm: 1 chăn chiên, 1 màn tuyn, 5 kg gạo, 20 trứng gà, 5 cái xúc xích. Tuy nhiên, khi tiếp nhận, cán bộ thôn không phân phát hết mà giữ lại rồi đem bán cho người dân gần một nửa số quà nói trên với giá 130 nghìn đồng/suất. Theo họ, số tiền thu được từ việc bán những suất quà cứu trợ trên sẽ dùng để sửa lại nhà văn hóa thôn.

Những người mua lại số hàng cứu trợ ấy đã xác nhận việc này. Một phụ nữ khoe: “May nhờ quen biết với trưởng thôn và nhanh chân, còn không thì chẳng đến phần mình”. Đưa chúng tôi vào nhà, chỉ chiếc màn tuyn xanh đã treo lên sử dụng cùng chiếc chăn chiên màu đỏ, chị nói tiếp: “Đó là một số trong gói hàng cứu trợ gia đình mua được”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Công Quảng - Trưởng thôn Tân Hải - thừa nhận thôn có bán số hàng cứu trợ trên cho người dân, nhưng chỉ được khoảng 5 suất và chống chế: “Chúng tôi bán để có tiền vận chuyển hàng cứu trợ từ UBND xã về phát cho dân chứ chúng tôi lấy đâu ra tiền đưa hàng hóa về được. Trước khi bán đã có tổ chức hội nghị bàn bạc, thống nhất, thành phần tham gia gồm cấp ủy, ban điều hành thôn, các trưởng cụm... Tất cả đều nhất trí và có biên bản hẳn hoi”. Tuy nhiên, khi xem biên bản họp thôn (lập ngày 22-10-2013), chúng tôi thấy một số nội dung trong đó mâu thuẫn với lời ông Quảng. Cụ thể, trong biên bản thể hiện cấp ủy, ban điều hành thôn, các trưởng cụm đều thống nhất bán 42 suất quà với giá 130 nghìn đồng/suất.

Chúng tôi đem vấn đề này trao đổi với lãnh đạo UBND xã Ngư Thủy Bắc nhưng chỉ nhận được sự bất hợp tác từ ông Nguyễn Thanh Thoảng - Chủ tịch UBND xã. Tay phì phèo thuốc lá ngay trong phòng làm việc của mình, ông Thoảng hỏi chúng tôi: “Các anh về thôn Tân Hải đã thông qua chính quyền chưa?”. Khi chúng tôi trả lời “chưa” thì chủ tịch lên giọng: “Nếu chưa thì chúng tôi không có gì để làm việc với các anh”. Phóng viên nhẫn nại hỏi thêm: “Việc chính quyền thôn Tân Hải bán hàng cứu trợ của dân, UBND xã có biết và tiến hành kiểm tra chưa?”, ông Thoảng miệng phà khói thuốc, đáp tỉnh bơ: “Tôi không cần trả lời các anh!”.

Phó chủ tịch UBND xã Trần Quang Cả chia sẻ: “Xã không biết sự việc xảy ra tại thôn Tân Hải. Chúng tôi sẽ sớm xác minh làm rõ, tránh gây bức xúc trong nhân dân”. 

Quỳnh Trang
Nguồn: CA Tp HCM

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Nguyễn Trọng Vĩnh: CHẢ LẼ MẤT NƯỚC TỪNG PHẦN VÀ TIẾP TỤC MẤT NỮA?


CHẢ LẼ MẤT NƯỚC TỪNG PHẦN VÀ TIẾP TỤC BỞI NHỮNG MƯU ĐỒ 
ĐEN TỐI CỦA HỌ “BÀNH” PHƯƠNG BẮC? 

Nguyễn Trọng Vĩnh 

Tôi giật mình khi đọc một đoạn tin ngày 23/10/2013, dưới dòng tít Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc, nội dung như sau:

“Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh vốn nổi tiếng là một huyện “chó ăn đá, gà ăn sỏi trong những năm trước đây. Thế rồi, ngành du lịch phát triển, các điểm du lịch mọc lên dọc bờ biển Kỳ Anh, giá đất tăng vùn vụt… Đây đó cũng là lúc người Kỳ Anh đối diện với những nguy cơ, trong đó đáng kể nhất là nguy cơ đất đai lọt vào tay người TQ, và thanh niên bị nghiện ngập.

Một người dân Kỳ Anh, yêu cầu dấu tên, buồn bã nói rằng dân Kỳ Anh đã thật sự đánh mất mình, họ không còn là chủ của mảnh đất cũng như cảm giác là người dân bản xứ, mà thay vào đó là cảm giác lép vế, thua thiệt trước sự giầu có và hách dịch của người TQ. Đặc biệt tuy mới đến Kỳ Anh sống chưa bao lâu, nhưng các nhóm người TQ ở đây đã tổ chức thành đội ngũ, băng nhómcác ông trùm khá dữ dằn. Họ sẵn sàng xử bất kỳ người Việt Nam nào đụng đến phe nhóm của họ. Hầu như họ đã nắm hoàn toàn quyền lực và thế lực ở Kỳ Anh. Cho dù các ban ngành an ninh, công an ở Kỳ Anh vẫn hoạt động, nhưng hình như họ chẳng xem ra gì, bởi thế lực và tiền bạc của họ quá mạnh. Ông này nói thêm rằng hiện tại huyện Kỳ Anh trong con mắt ông cũng giống như một tiểu khu đặc biệt của người TQ, ở đó mọi thứ quyền lợi và quyền lực đều về tay họ, thậm chí có nhiều cán bộ, công chức ở Kỳ Anh tỏ ra lép vế với người TQ. Với đà này chẳng bao lâu nữa người TQ nghiễm nhiên trở thành ông chủ đích thực của người Kỳ Anh.

Một bà mẹ và một ông bố giấu tên cho biết thêm trước khi người TQ có mặt ở Kỳ Anh, thanh niên ở đây không biết gì về rượu chè, nay 70% thanh niên hư hỏng và nghiện ngập. Bà mẹ và ông bố giấu tên nghi ngờ tác động rất nguy hiểm của người TQ, với ý đồ không tốt”.

Đoạn tin trên cho thấy thực tế Việt Nam đã mất chủ quyền tại huyện Kỳ Anh.

TQ đã mua 3.000 ha rừng biên giới, mua một đoạn bờ biển Đà Nẵng và nơi nào đó nữa. Những nơi TQ mua (hoặc thuê dài hạn) người Việt Nam ngay cả công an cũng không vào được thì cũng giống như Kỳ Anh thôi.

Không biết lực lượng công an tỉnh Hà Tĩnh, lực lượng công an của Bộ có kiểm sát và xử lý vụ Kỳ Anh không?

Không biết Thủ tướng có biết tình hình hiện tại ở Kỳ Anh không?

Ngoài những nơi TQ mua hoặc thuê dài hạn, họ làm chủ, họ làm gì trong những nơi ấy không ai biết.

Dựa vào khai thác Boxit, TQ đã có mặt ở Tây Nguyên chiến lược; dưới dạng vờ “nuôi cá”, họ đã khảo sát được vịnh Cam Ranh; họ đã có mặt ở Vũng Rô, Vũng Áng; thương lái TQ tự do đi nơi này, nơi nọ, “mua” thứ này, thứ khác nhằm phá hoại kinh tế địa phương. TQ trúng thầu rất nhiều công trình ở Việt Nam, họ tự do đưa ồ át lao động phổ thông vào, thành ra có hàng vạn người TQ rải khắp nước ta, rồi có những người lưu trú trái phép, định cư trái phép. Đây là một mối nguy nếu ta không cương quyết trục xuất những người TQ nhập cảnh trái phép, lưu trú, định cư trái phép ra khỏi nước ta theo luật pháp Việt Nam. Năm ngoái TQ đưa tin bắt giữ 40 người Việt Nam xâm nhập trái phép TQ. TQ làm được sao ta lại không làm được? Dù “hữu nghị” cũng phải có đấu tranh.

Giới cầm quyền TQ luôn mồm nói “Hữu nghị bền vững, hợp tác cùng thắng, cùng phồn vinh”, nhưng hành động của họ thì hoàn toàn ngược lại. Họ đã cài thế hòng bóp nghẹt ta.

Nhân dân ta cần cảnh giác, những vị có trách nhiệm cần có kế hoạch đề phòng. Theo tôi nghĩ quan trọng nhất là những nhà lãnh đạo cần quay lại với dân, thực hiện dân chủ, thi hành những chủ trương, chính sách hợp lòng dân, thật sự gắn bó với dân thành sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, thì mới có thể hóa giải được âm mưu nham hiểm của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán để giữ được độc lập chủ quyền./.



LS. TRẦN VŨ HẢI LÊN TIẾNG VỀ ĐIỀU 258 BỘ LUẬT HÌNH SỰ



Điều 258 bẫy ai?

Trần Vũ Hải
1. Những vụ bắt giữ một số bloger (Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất, Đinh Nguyên Kha) gần đây theo điều 258 Bộ luật Hình sự (“BLHS”), và sắp tới là phiên xét xử Đinh Nhật Uy (ngày 29/10/2013) đã khiến nhiều người quan tâm đến điều 258 BLHS. Đã có nhóm bloger tuyên bố phản đối điều 258, có nhóm bloger khác ủng hộ điều luật này.

2. Điều 258 BLHS quy định như sau: 
Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân: 
1, Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 
2, Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Ít ai biết được Điều 258 BLHS xuất phát từ một vụ án khoảng 20 năm trước, nhà báo MD đã viết về một vụ được cho là không có thật về một sỹ quan quân đội. Viện kiểm sát Quân khu X truy tố nhà báo MD về tội vu khống nhưng người bị vu khống lại không có thật (không xác định được) nên Tòa án không thể khép tội này đối với nhà báo MD, mặc dù xác định nhà báo MD gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của quân đội. Nói một cách nôm na, trong một vụ án về tội vu khống, muốn truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải có người bị hại, và người bị hại phải có đơn yêu cầu cơ quan pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vu khống mình, nhưng trong vụ án này không có người bị hại, không có đơn yêu cầu của người bị hại nên nhà báo MD thoát tội. Cho rằng nhà báo MD thoát tội là do sơ hở của BLHS, nên nhiều người đề xuất điều luật như nội dung điều 258 của BLHS hiện hành và Quốc hội đã chấp nhận điều luật này.

4. Theo diễn giải nhiều cơ quan pháp luật, việc khởi tố vụ án theo điều 258 BLHS không cần có yêu cầu của người bị hại (như tội vu khống), thậm chí trên thực tế những cơ quan này không cần quan tâm có người bị hại hay không, hoặc ý kiến của họ (nếu có).

Cho đến nay, điều 258 BLHS chủ yếu được áp dụng để xử lý đối với những hành vi được coi là lợi dụng quyền  tự do ngôn luận (nhưng không truy cứu theo tội danh vu khống), chưa thấy kết tội theo điều luật này về việc lợi dụng quyền tự do, dân chủ khác (ngoài tự do ngôn luận). Ngay trong vụ nhà báo Nguyễn Việt Chiến, lúc đầu bị cáo buộc theo điều 258 BLHS nhưng khi xét xử lại kết tội theo điều luật khác.

Nhiều người cho rằng Điều 258 là một cái bẫy để chính quyền tùy tiện kết tội công dân, đặc biệt là các bloger, khi họ thực thi quyền tự do dân chủ (đặc biệt quyền tự do ngôn luận), phê phán Nhà nước, cơ quan Nhà nước hoặc lãnh đạo của Nhà nước. Vậy điều 258 BLHS có đúng là một cái bẫy hay không, và đối với ai?
5. Theo điều 258, chỉ truy cứu đối với người “lợi dụng các quyền tự do dân chủ…”. Từ “các”ở đây rõ ràng để chỉ số nhiều, tức là từ hai quyền trở lên, và những quyền tự do dân chủ này đã được liệt kê ngay trong điều 258 BLHS. Theo đúng lời văn và nội dung của điều 258, nếu Tòa án muốn kết tội bị cáo về tội này, Tòa án phải chứng minh bị cáo đã lợi dụng các quyền, tức đã lợi dụng ít nhất từ hai quyền tự do dân chủ trở lên. Thậm chí, theo cách hiểu đúng tiếng Việt, Tòa án phải chứng minh bị cáo phải lợi dụng tất cả các quyền được liệt kê trong điều 258 BLHS gồm “ các quyền (i) tự do ngôn luận, (ii) tự do báo chí, (iii) tự do tín ngưỡng, tôn giáo, (iv) tự do hội họp, lập hội và (v) các quyền tự do dân chủ khác…”.Trong mọi cách  hiểu, người nào được coi chỉ lợi dụng một quyền trong các quyền tự do dân chủ được liệt kê trên không thể bị cáo buộc, truy tố, kết tội theo điều 258 BLHS. Nếu hiểu đúng như vậy (mọi cách hiểu khác đều trái lời văn và nội dung của điều 258), khi kết tội theo điều 258 BLHS, Tòa án phải chứng minh ngoài việc lợi  dụng quyền tự do ngôn luận, bị cáo đã lợi dụng quyền tự do dân chủ khác, điều mà trong thực tế Tòa án khó có bằng chứng và Viện kiểm sát cũng không cáo buộc và các bị cáo cũng không “lợi dụng” nhiều quyền như vậy. 

Nói cách khác, nếu thượng tôn pháp luật, Tòa án phải tuyên bị cáo không phạm tội theo điều 258 BLHS vì không chứng minh được bị cáo lợi dụng từ hai quyền tự do dân chủ trở lên. 

6. Để làm rõ hơn cách hiểu về từ “các” trong BLHS, chúng tôi xin lấy ví dụ 2 điều ngay sát trên và dưới của điều 258 BLHS là các điều 257 (tội chống người thi hành công vụ) và 259 ( tội trốn nghĩa vụ quân sự):
Khoản 2 điều 257 quy định về tội chống người thi hành công vụ: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
Khoản 2 điều 259 về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.
Những điều khoản trích dẫn trên cho thấy khi BLHS khẳng định chỉ cần một trong các yếu tố được liệt kê xuất hiện đủ để có thể xác định tội danh, hình phạt, mức phạt, BLHS sẽ ghi rõ cụm từ  một trong các trong điều luật. Nếu điều 258 BLHS xác định chỉ cần lợi dụng một quyền tự do dân chủ trong các quyền tự do dân chủ được liệt kê trong điều luật này, là có căn cứ truy cứu theo tội danh này, điều 258 BLHS khoản 1 cần phải viết (như những trường hợp nêu trên - điều 257 khoản 2 và điều 259 khoản 2) theo cách ví dụ như sau: 
Người nào lợi dụng một trong các quyền sau đây nhằm xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a. Tự do ngôn luận 
b. Tự do báo chí, 
c. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo, 
d. Tự do hội họp, lập hội 
e.  Hoặc một quyền tự do dân chủ khác
Nhưng điều 258 BLHS thực tế đã không được viết theo cách thức trên, và do đó phải được hiểu chỉ có thể kết tội theo điều này nếu chứng minh bị cáo lợi dụng ít nhất hai quyền tự do dân chủ trở lên – một điều bất khả thi cho Tòa án. 
Vậy điều 258 BLHS là cái bẫy cho ai, nếu thượng tôn pháp luật?

Hà Nội, ngày 28/10/2013 
T.V.H