Cụ ông Tôn Thất Tần sinh năm 1918 trong một gia đình hoàng tộc tại Huế, từng bị bỏ tù với thời gian kỷ lục lên đến 33 năm tù vì tội danh có tên 'phản cách mạng'. [Lúc đầu gia đình cho biết là cụ ở tù 30 năm, nhưng sau có thêm các tư liệu khẳng định cụ ở tù tới 33 năm].
Trong hồi ký Đêm giữa ban ngày của nhà văn Vũ Thư Hiên, người tù Tôn Thất Tần được mệnh danh là "Jean Valjean gọi bằng cụ" vì sức chịu đựng ghê gớm với thời gian ở tù kỷ lục. Nhà thơ quá cố Nguyễn Chí Thiện, tác giả Hoa Địa Ngục cũng nhiều lần nhắc đến trường hợp người tù Tôn Thất Tần.
Trong hồi ký Đêm giữa ban ngày của nhà văn Vũ Thư Hiên, người tù Tôn Thất Tần được mệnh danh là "Jean Valjean gọi bằng cụ" vì sức chịu đựng ghê gớm với thời gian ở tù kỷ lục. Nhà thơ quá cố Nguyễn Chí Thiện, tác giả Hoa Địa Ngục cũng nhiều lần nhắc đến trường hợp người tù Tôn Thất Tần.
Chúng tôi thành kính dâng lời cầu nguyện anh linh Cụ ông Tôn Thất Tần thung dung về cõi thọ. Và thành kính chia buồn cùng Cụ bà Võ Thị Thảo, anh chị Trần Mạnh Hảo cùng toàn thể tang quyến.
Trong niềm kính tiếc Nhạc phụ, Nhà thơ Trần Mạnh Hảo nhờ đăng tải đoạn nhà văn Vũ Thư Hiên
viết về cụ Tôn Thất Tần
viết về cụ Tôn Thất Tần
CHUYỆN VỀ CỤ TÔN THẤT TẦN
QUA LỜI KỂ CỦA NHÀ VĂN VŨ THƯ HIÊN
QUA LỜI KỂ CỦA NHÀ VĂN VŨ THƯ HIÊN
Bài này là một phần của Đêm Giữa Ban Ngày
của Vũ Thư Hiên
Chương 38
Ở Hỏa Lò tôi đã được nghe Thành kể về con người huyền thoại đã ở liền một mạch hai mươi hai năm trong tù. Anh nói có lần chưa hoàn cung anh bị đưa đi trại chung, tôi không nhớ trại nào, tại đây anh gặp những người đã ở chung với một tù nhân có thâm niên cao nhất : tù suốt từ 1946 cho tới tận bây giờ (tức năm 1968). Kỷ lục ấy chưa có ai vượt qua. Vì sự chịu đựng ghê gớm ông ta được mệnh danh là "Jean Valjean(1) gọi bằng cụ".
Tôi nghe, nhưng không tin. Tin làm sao được chuyện tào lao đến thế ! Chúng tôi đang sống giữa thế kỷ XX, chứ đâu phải thời Trung cổ.
Không ngờ chuyện đó có thật và rồi tôi được gặp "Jean Valjean gọi bằng cụ" bằng xương bằng thịt ở trại A Tân Lập.
Một hôm Trần Chấn Hoa dẫn tôi sang nhà C, nơi có đám số tù số lẻ ở trại Vĩnh Quang (tỉnh Vĩnh Phú) vừa chuyển lên, chưa phân vào các toán. Trần Chấn Hoa cũng đã ở Vĩnh Quang vài năm, y có nhiều người quen. Nghe Trần Chấn Hoa tả thì trại nằm dưới chân Tam Ðảo, một bình nguyên rộng ngút tầm mắt, nơi trâu ấn Ðộ và cừu Mông Cổ được nuôi thí nghiệm để nhân giống. Cuộc thí nghiệm không thành công. Những con trâu to kềnh không cho sữa, cừu thay nhau lăn ra chết. Tôi đã đến đây làm phóng sự, nhưng không thành. Người ta chỉ in các phóng sự về thành công thôi. Bù lại, tôi được ăn thỏa thích thịt cừu hoi rình trong những món chém to kho nhừ của bếp nông trường. Thịt cừu nấu plow (pilaw) hoặc súp kharcho(2) rất tuyệt, nhưng không ai biết làm.
Trần Chấn Hoa số chẵn, nhưng ở trại A Tân Lập y lại nằm trong số lẻ. Xem ra cái việc cài chỉ điểm của công an thật vô nguyên tắc. Người ta sẽ làm gì với những báo cáo về tôi của một tên ba hoa ?
- Ta đến xem "Jean Valjean gọi bằng cụ" đi. - y nói.
- "Jean Valjean gọi bằng cụ" là ai ?
Y giải thích. Tôi nghe, làm ra vẻ chăm chú.
- Ông này quán quân ở tù cơ anh ơi ! Hai mươi sáu năm liền tù tì.
- Làm gì có chuyện ! Bịa.
- Anh gặp khắc biết, em không bịa đâu. Kia, cái ông gày gày khoác áo bông ngồi đàng kia kìa !
Theo tay Trần Chấn Hoa chỉ tôi nhìn thấy một người đàn ông đứng tuổi, gày và xanh, đang ngồi chăm chú đọc sách. Hôm ấy chủ nhật, tù được nghỉ, không đi lao động.
Tôi đến, ngồi xổm trước mặt ông:
- Chào bác !
- Chào anh ! - ông ta ngẩng lên, không vồn vã.
Người tù ngồi liền tù tì hai mươi sáu năm trông chẳng khác gì mọi người ở đây. Tôi hình dung ông phải già lắm kia, phải lụ khụ lắm kia, hóa ra không phải. Bề ngoài ông còn trẻ, thậm chí trông không già hơn tôi bao nhiêu.
- Có phải bác là "Jean Valjean gọi bằng cụ" không ?
- Ai bảo anh rứa ?
- Những người tù ở đây.
Ông mỉm cười hiền lành:
- Hay nhỉ ? Rứa mà tui không biết.
- Bác là nhân vật nổi tiếng. Người như bác hiếm.
- Còn anh ?
- Tôi chẳng là gì sất. Tôi chỉ là một người tò mò.
"Jean Valjean gọi bằng cụ" nhìn lên trời, cười không có tiếng. Im lặng một lát, ông nói khẽ :
- Anh là Vũ Thư Hiên, phải không ? Tui cũng đã nghe nói về anh...
Tôi sửng sốt. Tù Vĩnh Quang mới lên hôm qua. Ai đã kể cho ông nghe về tôi ?
- Trong đám tui ở Vĩnh Quang có người đã gặp anh ở ngoài. Anh ta nhận ra.
- Ai nhỉ ?
- Anh không biết anh ta. Nhưng anh ta biết anh.
Người biết tôi là một nhà thơ địa phương, theo sự tự giới thiệu của anh ta sau này. Tôi không nhớ đã gặp anh ta trong trường hợp nào. Những nhà thơ dân gian với những bài thơ xỏ xiên, châm chọc chính quyền rơi vào tù khá nhiều. Cả những nhà văn dân gian chuyên sáng tác chuyện tiếu lâm cũng vậy. Ba Giai, Tú Xuất dưới chế độ xã hội chủ nghĩa chỉ được phép sống trong nhà tù.
Ngày hôm sau "Jean Valjean gọi bằng cụ" được nhập vào toán tôi. Theo sự điều đình của Trần Chấn Hoa, người tù nằm bên cạnh chúng tôi dọn đi nơi khác, nhường chỗ cho "Jean Valjean gọi bằng cụ".
- Tui tên Tôn Thất Tần. - ông ta nói.
Nể tôi lắm Trần Chấn Hoa mới làm theo ý tôi. "Ông ta bị lao đấy", y thì thào. Nhưng tôi biết - y phải chiều tôi. Không chiều tôi thì y không thực hiện được trọng trách mà ban giám thị trao cho. Cho nên tôi có thể bắt bí.
Tôi thích chơi với "Jean Valjean gọi bằng cụ". Ðó là người tù trí thức đầu tiên mà tôi gặp ở Tân Lập. Tôn Thất Tần thỉnh thoảng có húng hắng ho thật, nhưng dấu hiệu khác của bệnh lao không thấy. Ông gày nhẳng, da xạm, nhưng tù đều gày và xanh, chẳng có ai béo tốt. Hồng hào nhất ở đây có lẽ là Trần Chấn Hoa. Y được gia đình tiếp tế thường xuyên. Tù số lẻ phần nhiều là tù lưu niên, trên dưới mười năm cả. Những người tù ở lâu ít được tiếp tế: Người thì cha mẹ quy tiên, người thì vợ đi lấy chồng, con cái còn nhỏ dại. Nguyên nhân là tù lâu quá, gia đình nào rồi cũng mệt mỏi, cũng phát chán.
Ở Hỏa Lò tôi đã được nghe Thành kể về con người huyền thoại đã ở liền một mạch hai mươi hai năm trong tù. Anh nói có lần chưa hoàn cung anh bị đưa đi trại chung, tôi không nhớ trại nào, tại đây anh gặp những người đã ở chung với một tù nhân có thâm niên cao nhất : tù suốt từ 1946 cho tới tận bây giờ (tức năm 1968). Kỷ lục ấy chưa có ai vượt qua. Vì sự chịu đựng ghê gớm ông ta được mệnh danh là "Jean Valjean(1) gọi bằng cụ".
Tôi nghe, nhưng không tin. Tin làm sao được chuyện tào lao đến thế ! Chúng tôi đang sống giữa thế kỷ XX, chứ đâu phải thời Trung cổ.
Không ngờ chuyện đó có thật và rồi tôi được gặp "Jean Valjean gọi bằng cụ" bằng xương bằng thịt ở trại A Tân Lập.
Một hôm Trần Chấn Hoa dẫn tôi sang nhà C, nơi có đám số tù số lẻ ở trại Vĩnh Quang (tỉnh Vĩnh Phú) vừa chuyển lên, chưa phân vào các toán. Trần Chấn Hoa cũng đã ở Vĩnh Quang vài năm, y có nhiều người quen. Nghe Trần Chấn Hoa tả thì trại nằm dưới chân Tam Ðảo, một bình nguyên rộng ngút tầm mắt, nơi trâu ấn Ðộ và cừu Mông Cổ được nuôi thí nghiệm để nhân giống. Cuộc thí nghiệm không thành công. Những con trâu to kềnh không cho sữa, cừu thay nhau lăn ra chết. Tôi đã đến đây làm phóng sự, nhưng không thành. Người ta chỉ in các phóng sự về thành công thôi. Bù lại, tôi được ăn thỏa thích thịt cừu hoi rình trong những món chém to kho nhừ của bếp nông trường. Thịt cừu nấu plow (pilaw) hoặc súp kharcho(2) rất tuyệt, nhưng không ai biết làm.
Trần Chấn Hoa số chẵn, nhưng ở trại A Tân Lập y lại nằm trong số lẻ. Xem ra cái việc cài chỉ điểm của công an thật vô nguyên tắc. Người ta sẽ làm gì với những báo cáo về tôi của một tên ba hoa ?
- Ta đến xem "Jean Valjean gọi bằng cụ" đi. - y nói.
- "Jean Valjean gọi bằng cụ" là ai ?
Y giải thích. Tôi nghe, làm ra vẻ chăm chú.
- Ông này quán quân ở tù cơ anh ơi ! Hai mươi sáu năm liền tù tì.
- Làm gì có chuyện ! Bịa.
- Anh gặp khắc biết, em không bịa đâu. Kia, cái ông gày gày khoác áo bông ngồi đàng kia kìa !
Theo tay Trần Chấn Hoa chỉ tôi nhìn thấy một người đàn ông đứng tuổi, gày và xanh, đang ngồi chăm chú đọc sách. Hôm ấy chủ nhật, tù được nghỉ, không đi lao động.
Tôi đến, ngồi xổm trước mặt ông:
- Chào bác !
- Chào anh ! - ông ta ngẩng lên, không vồn vã.
Người tù ngồi liền tù tì hai mươi sáu năm trông chẳng khác gì mọi người ở đây. Tôi hình dung ông phải già lắm kia, phải lụ khụ lắm kia, hóa ra không phải. Bề ngoài ông còn trẻ, thậm chí trông không già hơn tôi bao nhiêu.
- Có phải bác là "Jean Valjean gọi bằng cụ" không ?
- Ai bảo anh rứa ?
- Những người tù ở đây.
Ông mỉm cười hiền lành:
- Hay nhỉ ? Rứa mà tui không biết.
- Bác là nhân vật nổi tiếng. Người như bác hiếm.
- Còn anh ?
- Tôi chẳng là gì sất. Tôi chỉ là một người tò mò.
"Jean Valjean gọi bằng cụ" nhìn lên trời, cười không có tiếng. Im lặng một lát, ông nói khẽ :
- Anh là Vũ Thư Hiên, phải không ? Tui cũng đã nghe nói về anh...
Tôi sửng sốt. Tù Vĩnh Quang mới lên hôm qua. Ai đã kể cho ông nghe về tôi ?
- Trong đám tui ở Vĩnh Quang có người đã gặp anh ở ngoài. Anh ta nhận ra.
- Ai nhỉ ?
- Anh không biết anh ta. Nhưng anh ta biết anh.
Người biết tôi là một nhà thơ địa phương, theo sự tự giới thiệu của anh ta sau này. Tôi không nhớ đã gặp anh ta trong trường hợp nào. Những nhà thơ dân gian với những bài thơ xỏ xiên, châm chọc chính quyền rơi vào tù khá nhiều. Cả những nhà văn dân gian chuyên sáng tác chuyện tiếu lâm cũng vậy. Ba Giai, Tú Xuất dưới chế độ xã hội chủ nghĩa chỉ được phép sống trong nhà tù.
Ngày hôm sau "Jean Valjean gọi bằng cụ" được nhập vào toán tôi. Theo sự điều đình của Trần Chấn Hoa, người tù nằm bên cạnh chúng tôi dọn đi nơi khác, nhường chỗ cho "Jean Valjean gọi bằng cụ".
- Tui tên Tôn Thất Tần. - ông ta nói.
Nể tôi lắm Trần Chấn Hoa mới làm theo ý tôi. "Ông ta bị lao đấy", y thì thào. Nhưng tôi biết - y phải chiều tôi. Không chiều tôi thì y không thực hiện được trọng trách mà ban giám thị trao cho. Cho nên tôi có thể bắt bí.
Tôi thích chơi với "Jean Valjean gọi bằng cụ". Ðó là người tù trí thức đầu tiên mà tôi gặp ở Tân Lập. Tôn Thất Tần thỉnh thoảng có húng hắng ho thật, nhưng dấu hiệu khác của bệnh lao không thấy. Ông gày nhẳng, da xạm, nhưng tù đều gày và xanh, chẳng có ai béo tốt. Hồng hào nhất ở đây có lẽ là Trần Chấn Hoa. Y được gia đình tiếp tế thường xuyên. Tù số lẻ phần nhiều là tù lưu niên, trên dưới mười năm cả. Những người tù ở lâu ít được tiếp tế: Người thì cha mẹ quy tiên, người thì vợ đi lấy chồng, con cái còn nhỏ dại. Nguyên nhân là tù lâu quá, gia đình nào rồi cũng mệt mỏi, cũng phát chán.
Tôi không sợ lây bệnh Tôn Thất Tần, nếu như ông lao thật. Tôi đã bị lao trong kháng chiến chống Pháp, hậu quả lần chấn thương phổi do pháo bầy trong trận chống càn Bretagne năm 1952. Bác Sĩ Hoàng Ðình Cầu (3) hồi ấy ở Nông Cống khám cho tôi, tiên đoán tôi sẽ chết. Nhưng tôi vẫn sống để đi đón anh ở ga Iaroslavsky tại Moskva khi anh sang Liên Xô bổ túc nghiệp vụ. Không hiểu sao, nhưng tôi đinh ninh tôi chết không dễ dàng.
- Anh nên thận trọng trong khi giao thiệp với Trần Chấn Hoa. Tui muốn nói không nên gần gụi anh ta nhiều quá ! - Tôn Thất Tần dặn tôi. - Khi gần gụi nhiều người ta sẽ tin những lời anh ta nói về mình là đúng. Nói chung, ở trong tù anh nên cẩn thận. Giao thiệp với bất cứ ai cũng vậy, có khi mình sơ suất gây ra những hậu quả rất xấu.
Tôi trân trọng lời khuyên của bậc đại trưởng lão trong bộ lạc tù. Không nghe lời ông thì còn nghe ai ? Ông có đàng sau lưng một thâm niên tù không ai sánh bằng, kinh nghiệm đời tù ông tích lũy đủ cho mấy thế hệ đi sau.
- Cả với bác nữa chứ ? - tôi nói đùa.
- Tất nhiên. - ông trả lời ráo hoảnh - Trong tù có quá nhiều điều bất ngờ, đến nỗi lắm lúc mình chỉ còn biết trợn mắt lên mà ngạc nhiên, anh ạ. Thật vậy, con người ta lạ lắm, thay đổi nhanh lắm ! Người mình ngỡ trung thành khi lâm sự hóa ra tên phản bội. Kẻ hôm qua bị cả trại chê hèn nhát thì hôm nay bỗng làm mọi người kinh ngạc vì một hành động anh hùng xuất chúng. Cuộc đời, nó lạ lắm ! Nói bất ngờ là nói quen miệng, chớ mọi tính cách có sẵn trong con người ta hết, tốt có, xấu có, gặp dịp là bùng ra, là nổi lên...
- Bác không cho rằng có người tốt, người xấu ?
- Có chớ. Người tốt là người biết phân biệt cái xấu và cái tốt, điều nên làm và điều không nên làm, là người có ý chí mạnh mẽ đè nén được cái xấu, không cho phép nó hoành hành... Người tốt là người sống thật thà với mọi người cũng như với chính mình, tức là tui muốn nói những người không đạo đức giả, làm ra vẻ tốt nhưng trong lòng xấu xa...
Hoàng hôn ở Tân Lập ngắn ngủi. Khi mặt trời vừa khuất sau những rặng núi xa thì bóng tối liền đổ ập xuống. Tù xếp hàng điểm danh khi những tia nắng cuối cùng chưa tắt trên những ngọn cây. Ðiểm danh xong là tối. Chúng tôi bị lùa vào phòng, khóa cửa lại.
Câu chuyện được tiếp tục bên trong song sắt.
- May một cái là ở trong tù mình mau chóng nhận ra người tốt người xấu. Nhà tù không có chỗ cho những âm mưu lâu dài. Người tù không biết mình sẽ ở địa điểm nào vào ngày mai, hắn đểu cũng vội vàng đểu, cũng hấp tấp đểu, sợ không kịp...
Tôn Thất Tần chỉ sống với quá khứ, bằng quá khứ. Mà quá khứ cũng chỉ được tính từ năm 1946 trở về trước. Những sự kiện sau đó, cho dù chúng lớn tới mấy, ông không tính, không nhớ, hoặc không thèm nhớ.
- Tui đã có vợ con.
Ông bắt đầu câu chuyện, rồi im bặt.
- Bác có được tin của bác gái không ?
- Không. Từ năm 1946 tui không còn được tin gì của nhà tui nữa.
- Bác có biết mặt con chứ ?
- Biết. Nó là con gái.
Người ta kể Tôn Thất Tần đã tham gia cuộc nổi loạn của tù nhân ở chiến khu Bình-Trị-Thiên. Những người tù phá trại, giết lính gác rồi bỏ trốn vào rừng. Họ lần lượt bị bắt lại hết, không sót một ai. Hai người bị kết án tử hình. Tôn Thất Tần lĩnh án chung thân, sau được giảm xuống 20 năm. Về chuyện này dường như Tôn Thất Tần không muốn nhắc lại, không muốn nói tới, mặc dầu tôi có vài lần hỏi ông. Mãi một năm sau ông mới kể cho tôi nghe, nhân câu chuyện tình báo Việt Nam đánh đắm một thông báo hạm của Pháp tại vùng biển Sầm Sơn năm 1950, tôi nhắc tên Hoàng Ðạo.
- Anh biết hắn ta à ?
- Chúng tôi quen nhau khá lâu.
Ông cúi xuống, lầm rầm câu gì nghe không rõ. Hình như ông văng tục. Bình thường không bao giờ Tôn Thất Tần văng tục hoặc chửi bậy, cho nên tôi nghĩ tôi nghe nhầm.
- Bác bảo sao ?
- Tui nói hắn là thằng chó đẻ !
Tôi thấy mếch lòng. Dù sao Hoàng Ðạo cũng là người quen của tôi.
- Tại sao bác lại gọi anh ấy là thằng chó đẻ ?
- Bởi vì hắn là một thằng như rứa.
Tôn Thất Tần nói như gắt.
Thì ra chính Hoàng Ðạo là nguyên nhân, hay nói cho đúng, là khởi điểm cho đời tù lê thê của Tôn Thất Tần.
Hai người vốn là bạn bè. Khi Tôn Thất Tần rời Huế đi học Trường Thể Thao Phan Thiết thì Hoàng Ðạo hoạt động cách mạng. Cách Mạng Tháng Tám nổ ra ở Huế, Hoàng Ðạo trở thành giám đốc công an thành phố. Tôn Thất Tần trở về, họ vẫn chơi với nhau.
Cho tới khi Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký Hiệp Ước 6-3 năm 1946, cho quân Pháp quay lại Ðông Dương thay quân đội Ðồng Minh làm nốt việc giải giáp quân đội Nhật Bản và giữ trật tự trên lãnh thổ do Nhật chiếm đóng, thì ở Huế một số chính khách xa-lông bất bình. Họ nói Hồ Chí Minh bán nước. Tôn Thất Tần ở trong số thanh niên phản đối Hiệp ước.
- Bây giờ bác có còn nghĩ rằng lúc ấy bác đúng không ?
- Không. Tui sai. Cụ Hồ đã đi một nước cờ cao. Nếu quân Tưởng ở lại cái họa còn lớn hơn. Bọn Pháp ở xa chính quốc, quân số không nhiều, quân Tưởng có hậu cứ sát nách ta, lại ô hợp, chơi nhau với nó mệt lắm ...
Tôn Thất Tần tìm Hoàng Ðạo nhờ Hoàng Ðạo in truyền đơn chống chính phủ Hồ Chí Minh. Hoàng Ðạo không nhận lời, một hai khuyên can Tôn Thất Tần đừng làm chuyện thọc gậy bánh xe, nhưng Tôn Thất Tần không nghe. Không nhờ được Hoàng Ðạo, ông đưa in nơi khác. Tờ truyền đơn chưa kịp in thì Tôn Thất Tần bị bắt. Người ra lệnh bắt Tôn Thất Tần chính là Hoàng Ðạo.
- Sau, hắn có cho người gặp tui, biểu chỉ cần tui chịu xin gặp hắn nhận có lầm lỡ thì hắn tha... Tui tống cái thằng đến phủ dụ ra khỏi xà lim. Sau đó thì... không biết Hoàng Ðạo đi đâu, hay là hắn tránh mặt tui, nhưng không thấy vân mòng chi nữa. Rồi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, tù ở lao Thừa Phủ bị tống lên chiến khu.
- Hồi đó anh Hoàng Ðạo bị gọi ra Hà Nội. - tôi nói - Anh ấy không trở về Huế, mà làm trưởng ty công an Thanh Hóa. Ðến lúc đó Hoàng Ðạo có muốn thả bác cũng đã muộn. Liên lạc giữa các địa phương trong thời kỳ đầu kháng chiến rất khó khăn...
Tôi muốn an ủi Tôn Thất Tần. Chứ nếu Hoàng Ðạo muốn, anh vẫn tìm được cách để thả bạn mình. Anh đã quên bạn, hoặc anh muốn cho người ta thấy trong anh ngoài lợi ích của cách mạng ra không còn có chỗ cho cái gì khác.
- Từ đó, ở trong tù, tui cũng không nghe ai nói tới Hoàng Ðạo nữa...
- Rồi bác tham gia cuộc nổi loạn phá trại ?
Tôn Thất Tần cười, vẻ cay đắng.
Dần dà, chắp nối những mẩu chuyện rời rạc của ông lại với nhau tôi mới biết Tôn Thất Tần rơi vào trong số những người cầm đầu cuộc nổi loạn như thế nào. Người cầm đầu thật sự là Bửu Viên (có thể tôi nhớ tên không được chính xác), sau bị xử tử, từ lâu đã ngấm ngầm chuẩn bị vượt ngục. Trong số người cùng đồng tâm với ông ta không có Tôn Thất Tần. Khi những người vượt ngục lọt ra ngoài nhà giam, họ gọi Tôn Thất Tần đi theo. Lính canh phát hiện, nổ súng. Những người vượt ngục chống lại. Cuộc vượt ngục biến thành cuộc nổi loạn phá ngục có đổ máu, có người chết, người bị thương cả ở hai phía. Sau nhiều ngày lẩn quất trong rừng tất cả lần lượt bị bắt lại. Công an cho rằng không có lý nào hai người trong hoàng tộc, một Bửu một Tôn Thất, mà không bàn bạc với nhau. Không thể nào cãi lại những ông chấp pháp dai hoi, Tôn Thất Tần nhận đại cái tội mà ông không có.
Một cuộc đời tan nát bắt đầu từ một chuyện không đâu.
Chúng tôi chơi thân với nhau, mặc dầu đứng giữa tôi và Tôn Thất Tần là Mác. Ðược cái Tôn Thất Tần không quan tâm tôi cộng sản hay không cộng sản như những người tù số lẻ khác. Người như tôi dễ được Ban Giám thị chọn làm ăng-ten lắm, bọn họ nghĩ thế và có thái độ lạnh nhạt hoặc xa lánh tôi. Có người còn xưng xưng rằng đúng thế. Tôi kệ. Dù sao thì tôi vẫn là kẻ tình cờ rơi vào hàng ngũ họ từ phía bên kia. Tôi không phải người của họ.
Tôn Thất Tần ham hiểu biết. Ông còn bắt tôi nói cho ông nghe lý thuyết chủ nghĩa Mác, là cái ông không hề được đọc. Những bài giảng chính trị của các ông cán bộ dĩ nhiên không phải chủ nghĩa Mác rồi. Các chủ nghĩa, kể cả chủ nghĩa Mác, theo quan niệm thông thường, không cần đi cặp kè với còng tay và cùm sắt. Tôi nói lại cho ông nghe những điều tôi biết, một cách hờ hững. Tôi đã ngán mọi thứ chủ nghĩa mà vì chúng người ta thịt nhau.
- Như vậy, anh cho rằng nó không hiện thực ?
- Tất cả đều mò mẫm. Mác mò mẫm trong lý thuyết, các nhà mác-xít mò mẫm trong thực hành. Cái khác nhau là trong một lý thuyết sai lầm chỉ có chữ nghĩa là bị xây xát chút ít, còn trong thực hành là những số phận người, sai lầm gây ra bi kịch.
Tôn Thất Tần thở dài.
- Vậy cái gì còn lại trong chủ nghĩa Mác sau khi anh thất vọng với nó ?
- Phần nhân bản của nó, đấy là tất cả những gì còn trong tôi. Tôi thích mục đích của cái xã hội mà Mác tưởng tượng ra :"Ðưa con người từ vương quốc tất yếu qua vương quốc tự do" Con người chỉ được tự do thật sự khi nó thoát khỏi sự ràng buộc của những cái tất yếu...
- Tất yếu là cái gì trong khái niệm của Mác ?
Tôi giải thích. Tôn Thất Tần chăm chú nghe. Trong nhà tù không có sách, không có báo, thảng hoặc có chút gì thuộc nền văn minh ấn loát lọt được vào đây thì đó lại là sản phẩm của ngành tuyên giáo(4), mang theo những ngôn từ, những khái niệm hoàn toàn xa lạ với những gì mà chàng trai hai mươi ba tuổi vào năm 1946 giữ lại từ một thời đã mất.
- Như vậy Mác là người tìm tòi, còn những đệ tử của Mác thì kiếm chác.
- Có thể hiểu như vậy.
- Cái xã hội Cộng Sản mà Mác mơ tưởng có khác gì thiên đường của Thiên Chúa Giáo hay Nirvana của Phật Giáo ? Tại sao Cộng Sản các anh lại chống các tôn giáo ?
- Tôi không chống.
- Vậy anh không phải là Cộng Sản rồi.
Nói chuyện chủ nghĩa Mác trong tù thật vô duyên. Ngán lắm. Tôi đề nghị dẹp nó qua một bên để chơi cờ. Tôn Thất Tần chiều tôi. Ông chơi cờ vào loại giỏi trong trại. Tôi không thể là đối thủ của ông. Ðối thủ của ông chỉ có hai: Phún Nàng Cái và Lầm Sì Lần, hai ông nông dân người Hoa ở Lạng Sơn.
Tôi lấy làm thú vị cách phiên âm Hán-Việt những cái tên dân dã của người Tàu. Dịp Pún Mằn nghe xấu xí là thế mà khi phiên thành Diệp Bản Minh nghe thật đẹp, sướng cái tai. Phún Nàng Cái nghe chẳng ra gì, nhưng thử đọc theo cách phiên âm Hán Việt mà xem. Nó sẽ thành Phan Hành Giai, tuyệt. Phún Nàng Cái có ông bạn không lúc nào rời là Lầm Xì Lần, hình như đọc theo âm Hán Việt là Lâm Sĩ Liên thì phải.
Hai ông nông dân ở một làng biên giới Việt-Trung trở thành tù số lẻ vì một nguyên nhân lăng nhăng. Theo các bạn tù thì đâu như chỉ vì một câu nói không đẹp đối với lãnh tụ họ Mao trong một bữa rượu, thậm chí tỉnh dậy hai ông chẳng nhớ họ đã nói gì. Cũng như trường hợp Dip Pún Mằn, tuy là phản động chống chế độ, nhưng Ban Giám thị trại biết rõ họ là ai. Ðã không sợ hai tên phản cách mạng kích động tù nổi loạn hoặc làm chuyện tầm bậy nào khác trong trại, họ còn cho hai ông vào toán tự giác chuyên về nông nghiệp. Ngoài cái sự phải xa vợ xa con và buổi tối phải vào nhà giam có khóa ngoài, hai ông nông dân vẫn i xì là hai ông nông dân cày sâu cuốc bẫm. Phún Nàng Cái và Lầm Sì Lần đã ở tròm trèm hai lệnh, có triển vọng được thêm một lệnh thứ ba, nhưng xem ra họ yên tâm lắm. Là dân của cái nhà nước này tốt nhất là yên tâm. Không yên tâm cũng chẳng được. Nó cho sống được sống, bắt chết phải chết, suy nghĩ mà làm gì ! Mà họ cũng chẳng buồn trốn. Ngoài cái làng quê chôn nhau cắt rốn ra mãi tận Lạng Sơn, hai ông chẳng biết nơi nào khác, kể cả nước Tàu, từ đó các cụ tổ của hai ông đã tới đây. Ngoài giờ làm việc Phún Nàng Cái và Lầm Xì Lần bầy bàn cờ ra, dìm mọi sự đời trong những trận chiến ác liệt không có tiếng súng.
Cờ tướng ở trong tù là thú vui duy nhất của những ông già. Nhìn họ tập trung tư tưởng vào những nước cờ hiểm hóc để giành chiến thắng thì biết. Không có gì làm cho những con người đau khổ quên đi được thực tại tàn nhẫn bằng cái bàn cờ bằng giấy và những quân cờ cũng bằng giấy bồi, hoặc bằng gỗ tự gọt lấy. Nhờ bàn cờ họ đặt cuộc sống đáng nguyền rủa xuống chân để thoát tục.
- Ông Hồ cũng là một tay cờ giỏi. - Tôn Thất Tần nói.
- Sao bác biết ?
- "Lạc nước, hai xe đành bỏ phí. Gặp thời một tốt cũng thành công". - ông trích dẫn - Không giỏi cờ không thể đúc kết chân lý nhẹ nhàng như rứa được.
- Bác có nghĩ tới một ngày bác sẽ ra khỏi đây không ?
- Anh muốn nói tới cái thời sẽ khác đi ?
- Cho dù cái thời có không khác đi thì người ta cũng không thể giam một con người mãi mãi.
- Tại sao lại không thể ? Anh quên anh đã nói với tui về chuyên chính vô sản ở Liên Xô ra răng rồi sao ? Ở Việt Nam mình còn may, người ta không giết. Người Châu Âu thẳng ruột ngựa, chứ người Việt mình thâm. Nuôi thằng tù chẳng hết bao nhiêu mà lại thu về được rất nhiều ...
Nhìn con người gày còm xanh xao ngồi trước mặt mà thương. Tôn Thất Tần sau khi được giảm án xuống hai mươi năm còn được giảm nhiều lần nữa. Cho tới khi sạch án. Tính ra tới nay ông đã ngồi hết nợ nhà nước từ lâu. Thế nhưng ông vẫn không được tha, vẫn cứ ở tù. Không còn án thì có lệnh.
- Người ta không thả tui là do hoàn cảnh. - Tôn Thất Tần giải thích - Ðất nước bị chia cắt. Gia đình tui ở phía bên kia, chẳng lẽ họ thả tui về Nam à ? Còn thả ở miền Bắc thì biết thả tui về đâu?
- Về đâu là chuyện của bác. Hết hạn thì phải tha.
- Ðâu có rứa được. Thả ra để tui đi lang thang tuyên truyền phản động à ?
Cứ như thể tôi đang nói chuyện với một cán bộ tuyên huấn vậy.
Tôn Thất Tần không nghĩ tới ngày về. Ông sống bởi vì ông chưa chết.
- Có số cả đấy anh ạ ! - ông nói khi ngồi bên cạnh tôi đang thoi thóp trong một trận dịch kiết lỵ làm chết cả chục tù trong trại. - Xem ra số anh số tui còn sống dai lắm.
Trận dịch bắt đầu từ chuyến tù hình sự được chuyển bằng xe ca từ trại Hà-Nam-Ninh (5) lên. Trong đám tù nhét chặt cứng trong xe có một người đang hấp hối vì bệnh kiết lỵ. Người hấp hối thì để cho họ được chết yên, còn chuyển lên làm gì, tôi không hiểu. Chắc hẳn người ta muốn tống khứ tất tật đám tù cũ đi để giải phóng mặt bằng đón tù mới. Anh tù hấp hối không phải nhập trại, mà được đưa thẳng vào nhà xác. Ðàng nào thì y cũng không trốn được nữa rồi. Ði còn chẳng nổi, nói gì trốn.
Ban đêm người hấp hối tỉnh lại, kêu gào thảm thiết. Nằm trong nhà giam tôi nghe tiếng y kêu khàn khàn yếu ớt như tiếng mèo. Chẳng có ai trong số lính gác rẽ vào xem y làm sao. Sáng ngày ra không thấy y trong nhà xác, mới đi tìm thì thấy y nổi lềnh bềnh trong bể nước. Thì ra y khát, gào mãi chẳng thấy ai đến. Y liền bò ra ngã xuống bể nước và chết chìm trong đó. Những người tù nói lính gác sợ cái nhà xác. Ðồn rằng ở đó có ma. Những con ma tù không giống các loại ma khác, chết rồi chúng vẫn cứ luẩn quẩn ở nơi chúng qua đời. Tại sao không còn gì kiềm tỏa mà chúng không về nhà thì không ai giải thích được. Vào những buổi mơ thâm tối trời hay là sáng trăng suông lại hiện lên dọa lính, lính sợ bỏ chạy thì chúng cười khanh khách.
Trong trại Tân Lập có một số bể chứa nước cho trại viên dùng. Nước được bơm từ trạm thủy điện đặt bên ngoài trại vào trong các bể trong một hệ thống bình thông nhau.
Buổi sáng bắt đầu trận dịch: Toàn trại ngã bệnh. Không có thuốc, hết người này đến người khác theo nhau ra bãi tha ma dành cho tù.
Thêm một lần tôi được mục kích sức đề kháng mãnh liệt của cơ thể Việt Nam. Những người tù ốm vốn đã gày còm vì thiếu ăn vật vờ ngoài sân trại như những bộ xương biết đi, chẳng được chữa chạy gì, chẳng có thuốc gì để uống, mà không chết.
Khi dịch tắt thì đến lượt tôi bị bệnh. Trong thời gian có dịch tôi rất giữ gìn, không dám dùng một chút nước lã nào, đến cả nước rửa mặt đánh răng cũng dùng nước đã đun sôi. Nhà bếp ưu ái tôi, tôi muốn xin bao nhiêu nước chín cũng được.
Kiết lỵ là một bệnh rất khó chịu. Sức khỏe xuống rất nhanh cùng với những cơn đau quằn quại. Diệp Bản Minh, Tôn Thất Tần, cả hai ông nông dân phản cách mạng Phún Nàng Cái và Lầm Xì Lần đều lo cho tôi. Chốc chốc mở mắt ra tôi lại thấy hoặc người này hoặc người kia ở bên mình. Trần Chấn Hoa những ngày ấy chuyển đi chỗ khác - y sợ lây. Vả lại, y cũng chán. Tôi kín như bưng. Chẳng có thể gợi ở tôi câu gì. Ðôi khi, sốt ruột, y hỏi thẳng vào chuyện vụ án. Tôi bảo công an dặn đây là bí mật của Ðảng không được nói với ai, thế là xong.
Một đêm tôi thức giấc vì nghe mơ hồ có tiếng người gọi.
- Ai đấy ?
- Em đây, Cao đây !
Trong bóng đêm tôi thấy một bóng người lờ mờ cúi xuống. Cái bóng ghé sát tai tôi:
- Anh ơi, anh đừng chết !
Tôi bật cười. Làm sao có thể đừng chết được ? Chết là cái không thể đừng. Sức mạnh của cái chết là không thể ngăn cản.
Cao ghé người nằm xuống. Ðó là một thanh niên nhỏ bé, nhưng rất nhanh nhẹn, bị tập trung cải tạo với tội danh biệt kích. Tôi không hiểu tại sao Cao bị tập trung cải tạo. Nhưng tôi cũng chẳng buồn tìm hiểu. Trong nhà tù có quá thừa những điều làm tôi ngạc nhiên. Ðây là nơi tập trung những điều phi lý nhất nhưng có thật. Nói theo cách Descartes (6), chúng tồn tại chỉ vì chúng hữu hình.
- Trong trại chỉ có hai người Cộng Sản là anh và em. - tôi nghe tiếng Cao thì thào bên tai - Em có trách nhiệm bảo vệ anh.
Tôi cố cựa quậy cánh tay nặng như chì để nắm lấy tay Cao :
- Cảm ơn em.
- Em đã bàn với bác Tần. Bác với em sẽ cố gắng chăm nom anh để anh chóng khỏe...
Tôi cười cay đắng. Giờ đây tôi có hai người đang ra sức giúp tôi chống lại cái chết: Một phản cách mạng và một Cộng Sản.
Sáng hôm sau, theo lời khuyên của Cao, tôi viết một bức thư gửi về cho gia đình để gia đình xin thăm đột xuất, mang thuốc cho tôi. Tôi viết, không mấy tin tưởng ở kết quả bức thư. Nó đến được hay không là một chuyện. Nhà cầm quyền có cho gia đình lên thăm tôi hay không là chuyện khác. Bức thư đã đến. Vợ tôi tức tốc lên ngay. Bằng cách nào Cao gửi được bức thư tôi không biết. Chắc Cao bàn với Dịp Pún Mằn và gián điệp quốc tế đã liều mạng để cứu tôi.
Từ hôm đó hàng ngày đi làm về là Cao đến giặt giũ quần áo cho tôi, lo lắng cơm nước cho tôi, mặc dầu Cao ở một toán khác. Tôi được ăn nhiều rau hơn, thức ăn ngon hơn, cơm cũng nhiều hơn, có hôm là ngô tươi. Thức ăn của trại được hâm lại, nóng hổi. Trong bữa ăn, Tôn Thất Tần và Cao ngồi bên, khuyến khích tôi ăn từng miếng.
Tôn Thất Tần mách tôi :
- Anh phải ngăn thằng Cao. Ai lại nó leo vào cả vào trong kho của Ban lấy cắp mì chính, muối, cả ngô nữa. Họ mà bắt được thì chết !
Cao nghe tôi trách, cười hì hì :
- Nghề em mà, anh đừng lo.
Lúc ấy tôi chưa biết Cao là chiến sĩ đặc công.
Cũng trong những ngày này Cao kể cho tôi nghe vì sao cậu ta mang tội danh biệt kích.
Hai năm trước, tại vùng chiến thuật 1 (7), tiểu đội trinh sát của đơn vị đặc công mà Cao là tiểu đội trưởng đang len lỏi trong rừng thì gặp một trung đội thám báo địch từ trực thăng đổ xuống. Một trận tao ngộ chiến dữ dội nổ ra. Kém hẳn đối phương về quân số và trang bị, các chiến sĩ trong tiểu đội Cao lần lượt ngã xuống. Còn lại một mình Cao và một đồng đội bị thương nặng. Cao bắn trả cho tới khi khẩu AR15 hết đạn. Ðúng lúc Cao đập khẩu súng, cõng đồng đội xông ra để cướp khẩu súng khác quyết tử với địch thì viên sĩ quan phía bên kia kêu lên :"Không được bắn ! Phải bắt sống !"
Ðưa Cao về vị trí đổ quân, viên sĩ quan ra lệnh cởi trói cho Cao, rồi rót rượu mời Cao :"Tôi hân hạnh được mời rượu một người anh hùng ! Hãy bỏ qua một bên những bất đồng chính kiến, chuyện bên này bên kia, để uống với tôi, một người Việt, đồng bào anh !". Cao uống. Theo yêu cầu của Cao viên sĩ quan chôn cất cẩn thận các bạn đồng đội của Cao trước mặt Cao, rồi gửi trực thăng đưa Cao về Sài Gòn.
Cao bằng lòng chiêu hồi. Quân đội Sài Gòn cho Cao đi học tại khu biệt kích Long Thành. "Không dễ dàng gì mà vào trinh sát trong một trường huấn luyện biệt kích của địch, Cao nghĩ. Mình tương kế tựu kế vào trong đó tìm hiểu rồi trở về báo cáo với trên, hóa hay !". Xong lớp huấn luyện Cao được ném ra miền Bắc, xuống khu vực Yên Bái. Sau khi giết toán trưởng biệt kích, Cao ôm điện đài chạy ra quốc lộ, giơ súng chặn một chiếc xe tải, bắt chở thẳng về Hà Nội.
Cao được đón tiếp tử tế, được nuôi nấng chu đáo, sang trọng nữa là khác, trong suốt thời gian ngồi ở cơ quan Bộ Tổng Tham mưu. Người ta bảo Cao viết lại toàn bộ những gì cậu ta trinh sát được tại khu Long Thành. Viết xong thì cán bộ quân pháp tới bắt đi giao cho bên công an. Ðó là lý do vì sao Cao có tội danh biệt kích mà không có án hình.
Tôn Thất Tần biết chuyện, lắc đầu:
- Người ta đối với cậu rứa tệ quá !
- Thế người ta đối với bác không tệ à ?
- Tui khác, cậu khác. Tui là phản cách mạng. Cậu là cách mạng.
Sau khi bị tôi trách, Cao không dám leo vào kho công an ăn trộm nữa. Có vẻ cậu ta coi ý kiến của tôi là mệnh lệnh cấp trên, không thể cưỡng.
Cơn bệnh qua, tôi ăn giả bữa, lúc nào cũng thấy đói. Tôi không nghĩ tới cái gì khác ngoài miếng ăn. Thèm đủ thứ. Thậm chí nghĩ tới một miếng cháy nước dãi đã ứa ra.
Còn nhớ một hôm toán tôi được lệnh đi chữa nhà cho Ban Giám thị, mấy ông bạn tù già mừng rơn khám phá ra lu nước gạo của Ban đầy cơm thừa đổ đi lẫn lộn với trăm thứ bà dằn khác. Tôi được phân công ở trên mái để dặm lại mấy chỗ tranh mục, đồng thời canh chừng cho các bạn tù xột xệt(8) bên dưới. Tôi vờ cặm cụi làm, nhưng mắt vẫn bao quát một vùng chung quanh. Chỗ cơm thừa trong phút chốc đã trở thành nồi cháo ngon lành, tuy phảng phất mùi chua của dấm bỗng.
Ở bên dưới người ta gọi lên:
- Bác Hiên ơi ! Bác xuống ăn với chúng tôi.
Tôi cảm thấy ruột gan cồn cào, nhưng tôi rùng mình khi nghĩ tới lu nước gạo.
- Cảm ơn các bác. Các bác cứ ăn đi. Ðể tôi gác cho.
- Chúng tôi sẽ để phần bác.
- Tôi không ăn đâu. Mấy bữa nay bụng dạ tôi không tốt.
- Vậy cũng được. Chúng tôi ăn hết nhá ?
Trong nhà tù cuộc đánh nhau với bản thân không bao giờ kết thúc. Chỉ có thể thắng từng trận một. Câu chuyện năm xưa với ông Ðặng Xuân Thiều trở về trong trí nhớ. Biết ông được các đồng chí gọi là "anh hùng thành Ký Con (9)", vì ông đã chịu đựng được hai mươi bảy trận đòn tra liên tục, tôi hỏi ông:
- Chú ơi, làm thế nào mà chú chịu đựng giỏi thế ?
Ông cười hà hà:
- Giỏi gì ! Tao cứ cố chịu từng trận một, Chịu được đến đâu biết đến đấy. Có thể trận thứ hai mươi tám thì tao gãy, biết đâu đấy, ai dám nói chắc, nhưng chúng nó mệt, chúng nó bỏ cuộc thì tao được anh em bốc lên tôn làm anh hùng, chứ anh hùng cái gì đâu ...
Ông không khiêm tốn giả vờ. Ông nói sự thật "chúng nó mệt, chúng nó bỏ cuộc", nhưng chất anh hùng thật lại ở chính trong lời thú nhận "biết đâu đấy, ai dám nói chắc". Cái chất ấy ông vẫn giữ được khi cách mạng thành công rồi, có thể nhân danh những hy sinh để đòi hỏi đãi ngộ. Là anh em với tổng bí thư Trường Chinh, ông có thể kiếm được một chức to hơn chức vụ trưởng, nhưng ông thích làm vụ trưởng Bảo tồn bảo tàng để chăm lo cho những gì tổ tiên để lại không bị mai một. "Thấy đền chùa bị phá nhiều quá, tao sót, ông nói. Hết Bắc thuộc lần thứ nhất đến Bắc thuộc lần thứ hai, rồi trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh khác, các công trình kiến trúc của các cụ có còn được là mấy. Phải có người giữ gìn chứ !"
Những tấm gương của thế hệ đi trước nâng đỡ tôi rất nhiều trong những năm tù, từ ngày đầu tiên cho tới ngày cuối cùng. Khi bị những cơn đói dày vò tôi thường nhớ tới các bậc tiền bối cách mạng đã chịu đựng thế nào trong nhà tù đế quốc để động viên mình vượt qua sự khốn khó.
Những cơn đói cồn cào vào cái đận giả bữa bớt hành hạ tôi còn nhờ những ván cờ của Tôn Thất Tần. Về cờ tướng tôi không đáng học trò ông. Nhiều hôm, mải đánh cờ, tôi quên cả ăn. Tôi quên thì đã có Cao nhớ. Thấy chúng tôi đang mê mải chơi cờ cậu ta vác bát ra lĩnh cả cho tôi lẫn Tôn Thất Tần.
- Anh nên thận trọng trong khi giao thiệp với Trần Chấn Hoa. Tui muốn nói không nên gần gụi anh ta nhiều quá ! - Tôn Thất Tần dặn tôi. - Khi gần gụi nhiều người ta sẽ tin những lời anh ta nói về mình là đúng. Nói chung, ở trong tù anh nên cẩn thận. Giao thiệp với bất cứ ai cũng vậy, có khi mình sơ suất gây ra những hậu quả rất xấu.
Tôi trân trọng lời khuyên của bậc đại trưởng lão trong bộ lạc tù. Không nghe lời ông thì còn nghe ai ? Ông có đàng sau lưng một thâm niên tù không ai sánh bằng, kinh nghiệm đời tù ông tích lũy đủ cho mấy thế hệ đi sau.
- Cả với bác nữa chứ ? - tôi nói đùa.
- Tất nhiên. - ông trả lời ráo hoảnh - Trong tù có quá nhiều điều bất ngờ, đến nỗi lắm lúc mình chỉ còn biết trợn mắt lên mà ngạc nhiên, anh ạ. Thật vậy, con người ta lạ lắm, thay đổi nhanh lắm ! Người mình ngỡ trung thành khi lâm sự hóa ra tên phản bội. Kẻ hôm qua bị cả trại chê hèn nhát thì hôm nay bỗng làm mọi người kinh ngạc vì một hành động anh hùng xuất chúng. Cuộc đời, nó lạ lắm ! Nói bất ngờ là nói quen miệng, chớ mọi tính cách có sẵn trong con người ta hết, tốt có, xấu có, gặp dịp là bùng ra, là nổi lên...
- Bác không cho rằng có người tốt, người xấu ?
- Có chớ. Người tốt là người biết phân biệt cái xấu và cái tốt, điều nên làm và điều không nên làm, là người có ý chí mạnh mẽ đè nén được cái xấu, không cho phép nó hoành hành... Người tốt là người sống thật thà với mọi người cũng như với chính mình, tức là tui muốn nói những người không đạo đức giả, làm ra vẻ tốt nhưng trong lòng xấu xa...
Hoàng hôn ở Tân Lập ngắn ngủi. Khi mặt trời vừa khuất sau những rặng núi xa thì bóng tối liền đổ ập xuống. Tù xếp hàng điểm danh khi những tia nắng cuối cùng chưa tắt trên những ngọn cây. Ðiểm danh xong là tối. Chúng tôi bị lùa vào phòng, khóa cửa lại.
Câu chuyện được tiếp tục bên trong song sắt.
- May một cái là ở trong tù mình mau chóng nhận ra người tốt người xấu. Nhà tù không có chỗ cho những âm mưu lâu dài. Người tù không biết mình sẽ ở địa điểm nào vào ngày mai, hắn đểu cũng vội vàng đểu, cũng hấp tấp đểu, sợ không kịp...
Tôn Thất Tần chỉ sống với quá khứ, bằng quá khứ. Mà quá khứ cũng chỉ được tính từ năm 1946 trở về trước. Những sự kiện sau đó, cho dù chúng lớn tới mấy, ông không tính, không nhớ, hoặc không thèm nhớ.
- Tui đã có vợ con.
Ông bắt đầu câu chuyện, rồi im bặt.
- Bác có được tin của bác gái không ?
- Không. Từ năm 1946 tui không còn được tin gì của nhà tui nữa.
- Bác có biết mặt con chứ ?
- Biết. Nó là con gái.
Người ta kể Tôn Thất Tần đã tham gia cuộc nổi loạn của tù nhân ở chiến khu Bình-Trị-Thiên. Những người tù phá trại, giết lính gác rồi bỏ trốn vào rừng. Họ lần lượt bị bắt lại hết, không sót một ai. Hai người bị kết án tử hình. Tôn Thất Tần lĩnh án chung thân, sau được giảm xuống 20 năm. Về chuyện này dường như Tôn Thất Tần không muốn nhắc lại, không muốn nói tới, mặc dầu tôi có vài lần hỏi ông. Mãi một năm sau ông mới kể cho tôi nghe, nhân câu chuyện tình báo Việt Nam đánh đắm một thông báo hạm của Pháp tại vùng biển Sầm Sơn năm 1950, tôi nhắc tên Hoàng Ðạo.
- Anh biết hắn ta à ?
- Chúng tôi quen nhau khá lâu.
Ông cúi xuống, lầm rầm câu gì nghe không rõ. Hình như ông văng tục. Bình thường không bao giờ Tôn Thất Tần văng tục hoặc chửi bậy, cho nên tôi nghĩ tôi nghe nhầm.
- Bác bảo sao ?
- Tui nói hắn là thằng chó đẻ !
Tôi thấy mếch lòng. Dù sao Hoàng Ðạo cũng là người quen của tôi.
- Tại sao bác lại gọi anh ấy là thằng chó đẻ ?
- Bởi vì hắn là một thằng như rứa.
Tôn Thất Tần nói như gắt.
Thì ra chính Hoàng Ðạo là nguyên nhân, hay nói cho đúng, là khởi điểm cho đời tù lê thê của Tôn Thất Tần.
Hai người vốn là bạn bè. Khi Tôn Thất Tần rời Huế đi học Trường Thể Thao Phan Thiết thì Hoàng Ðạo hoạt động cách mạng. Cách Mạng Tháng Tám nổ ra ở Huế, Hoàng Ðạo trở thành giám đốc công an thành phố. Tôn Thất Tần trở về, họ vẫn chơi với nhau.
Cho tới khi Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký Hiệp Ước 6-3 năm 1946, cho quân Pháp quay lại Ðông Dương thay quân đội Ðồng Minh làm nốt việc giải giáp quân đội Nhật Bản và giữ trật tự trên lãnh thổ do Nhật chiếm đóng, thì ở Huế một số chính khách xa-lông bất bình. Họ nói Hồ Chí Minh bán nước. Tôn Thất Tần ở trong số thanh niên phản đối Hiệp ước.
- Bây giờ bác có còn nghĩ rằng lúc ấy bác đúng không ?
- Không. Tui sai. Cụ Hồ đã đi một nước cờ cao. Nếu quân Tưởng ở lại cái họa còn lớn hơn. Bọn Pháp ở xa chính quốc, quân số không nhiều, quân Tưởng có hậu cứ sát nách ta, lại ô hợp, chơi nhau với nó mệt lắm ...
Tôn Thất Tần tìm Hoàng Ðạo nhờ Hoàng Ðạo in truyền đơn chống chính phủ Hồ Chí Minh. Hoàng Ðạo không nhận lời, một hai khuyên can Tôn Thất Tần đừng làm chuyện thọc gậy bánh xe, nhưng Tôn Thất Tần không nghe. Không nhờ được Hoàng Ðạo, ông đưa in nơi khác. Tờ truyền đơn chưa kịp in thì Tôn Thất Tần bị bắt. Người ra lệnh bắt Tôn Thất Tần chính là Hoàng Ðạo.
- Sau, hắn có cho người gặp tui, biểu chỉ cần tui chịu xin gặp hắn nhận có lầm lỡ thì hắn tha... Tui tống cái thằng đến phủ dụ ra khỏi xà lim. Sau đó thì... không biết Hoàng Ðạo đi đâu, hay là hắn tránh mặt tui, nhưng không thấy vân mòng chi nữa. Rồi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, tù ở lao Thừa Phủ bị tống lên chiến khu.
- Hồi đó anh Hoàng Ðạo bị gọi ra Hà Nội. - tôi nói - Anh ấy không trở về Huế, mà làm trưởng ty công an Thanh Hóa. Ðến lúc đó Hoàng Ðạo có muốn thả bác cũng đã muộn. Liên lạc giữa các địa phương trong thời kỳ đầu kháng chiến rất khó khăn...
Tôi muốn an ủi Tôn Thất Tần. Chứ nếu Hoàng Ðạo muốn, anh vẫn tìm được cách để thả bạn mình. Anh đã quên bạn, hoặc anh muốn cho người ta thấy trong anh ngoài lợi ích của cách mạng ra không còn có chỗ cho cái gì khác.
- Từ đó, ở trong tù, tui cũng không nghe ai nói tới Hoàng Ðạo nữa...
- Rồi bác tham gia cuộc nổi loạn phá trại ?
Tôn Thất Tần cười, vẻ cay đắng.
Dần dà, chắp nối những mẩu chuyện rời rạc của ông lại với nhau tôi mới biết Tôn Thất Tần rơi vào trong số những người cầm đầu cuộc nổi loạn như thế nào. Người cầm đầu thật sự là Bửu Viên (có thể tôi nhớ tên không được chính xác), sau bị xử tử, từ lâu đã ngấm ngầm chuẩn bị vượt ngục. Trong số người cùng đồng tâm với ông ta không có Tôn Thất Tần. Khi những người vượt ngục lọt ra ngoài nhà giam, họ gọi Tôn Thất Tần đi theo. Lính canh phát hiện, nổ súng. Những người vượt ngục chống lại. Cuộc vượt ngục biến thành cuộc nổi loạn phá ngục có đổ máu, có người chết, người bị thương cả ở hai phía. Sau nhiều ngày lẩn quất trong rừng tất cả lần lượt bị bắt lại. Công an cho rằng không có lý nào hai người trong hoàng tộc, một Bửu một Tôn Thất, mà không bàn bạc với nhau. Không thể nào cãi lại những ông chấp pháp dai hoi, Tôn Thất Tần nhận đại cái tội mà ông không có.
Một cuộc đời tan nát bắt đầu từ một chuyện không đâu.
Chúng tôi chơi thân với nhau, mặc dầu đứng giữa tôi và Tôn Thất Tần là Mác. Ðược cái Tôn Thất Tần không quan tâm tôi cộng sản hay không cộng sản như những người tù số lẻ khác. Người như tôi dễ được Ban Giám thị chọn làm ăng-ten lắm, bọn họ nghĩ thế và có thái độ lạnh nhạt hoặc xa lánh tôi. Có người còn xưng xưng rằng đúng thế. Tôi kệ. Dù sao thì tôi vẫn là kẻ tình cờ rơi vào hàng ngũ họ từ phía bên kia. Tôi không phải người của họ.
Tôn Thất Tần ham hiểu biết. Ông còn bắt tôi nói cho ông nghe lý thuyết chủ nghĩa Mác, là cái ông không hề được đọc. Những bài giảng chính trị của các ông cán bộ dĩ nhiên không phải chủ nghĩa Mác rồi. Các chủ nghĩa, kể cả chủ nghĩa Mác, theo quan niệm thông thường, không cần đi cặp kè với còng tay và cùm sắt. Tôi nói lại cho ông nghe những điều tôi biết, một cách hờ hững. Tôi đã ngán mọi thứ chủ nghĩa mà vì chúng người ta thịt nhau.
- Như vậy, anh cho rằng nó không hiện thực ?
- Tất cả đều mò mẫm. Mác mò mẫm trong lý thuyết, các nhà mác-xít mò mẫm trong thực hành. Cái khác nhau là trong một lý thuyết sai lầm chỉ có chữ nghĩa là bị xây xát chút ít, còn trong thực hành là những số phận người, sai lầm gây ra bi kịch.
Tôn Thất Tần thở dài.
- Vậy cái gì còn lại trong chủ nghĩa Mác sau khi anh thất vọng với nó ?
- Phần nhân bản của nó, đấy là tất cả những gì còn trong tôi. Tôi thích mục đích của cái xã hội mà Mác tưởng tượng ra :"Ðưa con người từ vương quốc tất yếu qua vương quốc tự do" Con người chỉ được tự do thật sự khi nó thoát khỏi sự ràng buộc của những cái tất yếu...
- Tất yếu là cái gì trong khái niệm của Mác ?
Tôi giải thích. Tôn Thất Tần chăm chú nghe. Trong nhà tù không có sách, không có báo, thảng hoặc có chút gì thuộc nền văn minh ấn loát lọt được vào đây thì đó lại là sản phẩm của ngành tuyên giáo(4), mang theo những ngôn từ, những khái niệm hoàn toàn xa lạ với những gì mà chàng trai hai mươi ba tuổi vào năm 1946 giữ lại từ một thời đã mất.
- Như vậy Mác là người tìm tòi, còn những đệ tử của Mác thì kiếm chác.
- Có thể hiểu như vậy.
- Cái xã hội Cộng Sản mà Mác mơ tưởng có khác gì thiên đường của Thiên Chúa Giáo hay Nirvana của Phật Giáo ? Tại sao Cộng Sản các anh lại chống các tôn giáo ?
- Tôi không chống.
- Vậy anh không phải là Cộng Sản rồi.
Nói chuyện chủ nghĩa Mác trong tù thật vô duyên. Ngán lắm. Tôi đề nghị dẹp nó qua một bên để chơi cờ. Tôn Thất Tần chiều tôi. Ông chơi cờ vào loại giỏi trong trại. Tôi không thể là đối thủ của ông. Ðối thủ của ông chỉ có hai: Phún Nàng Cái và Lầm Sì Lần, hai ông nông dân người Hoa ở Lạng Sơn.
Tôi lấy làm thú vị cách phiên âm Hán-Việt những cái tên dân dã của người Tàu. Dịp Pún Mằn nghe xấu xí là thế mà khi phiên thành Diệp Bản Minh nghe thật đẹp, sướng cái tai. Phún Nàng Cái nghe chẳng ra gì, nhưng thử đọc theo cách phiên âm Hán Việt mà xem. Nó sẽ thành Phan Hành Giai, tuyệt. Phún Nàng Cái có ông bạn không lúc nào rời là Lầm Xì Lần, hình như đọc theo âm Hán Việt là Lâm Sĩ Liên thì phải.
Hai ông nông dân ở một làng biên giới Việt-Trung trở thành tù số lẻ vì một nguyên nhân lăng nhăng. Theo các bạn tù thì đâu như chỉ vì một câu nói không đẹp đối với lãnh tụ họ Mao trong một bữa rượu, thậm chí tỉnh dậy hai ông chẳng nhớ họ đã nói gì. Cũng như trường hợp Dip Pún Mằn, tuy là phản động chống chế độ, nhưng Ban Giám thị trại biết rõ họ là ai. Ðã không sợ hai tên phản cách mạng kích động tù nổi loạn hoặc làm chuyện tầm bậy nào khác trong trại, họ còn cho hai ông vào toán tự giác chuyên về nông nghiệp. Ngoài cái sự phải xa vợ xa con và buổi tối phải vào nhà giam có khóa ngoài, hai ông nông dân vẫn i xì là hai ông nông dân cày sâu cuốc bẫm. Phún Nàng Cái và Lầm Sì Lần đã ở tròm trèm hai lệnh, có triển vọng được thêm một lệnh thứ ba, nhưng xem ra họ yên tâm lắm. Là dân của cái nhà nước này tốt nhất là yên tâm. Không yên tâm cũng chẳng được. Nó cho sống được sống, bắt chết phải chết, suy nghĩ mà làm gì ! Mà họ cũng chẳng buồn trốn. Ngoài cái làng quê chôn nhau cắt rốn ra mãi tận Lạng Sơn, hai ông chẳng biết nơi nào khác, kể cả nước Tàu, từ đó các cụ tổ của hai ông đã tới đây. Ngoài giờ làm việc Phún Nàng Cái và Lầm Xì Lần bầy bàn cờ ra, dìm mọi sự đời trong những trận chiến ác liệt không có tiếng súng.
Cờ tướng ở trong tù là thú vui duy nhất của những ông già. Nhìn họ tập trung tư tưởng vào những nước cờ hiểm hóc để giành chiến thắng thì biết. Không có gì làm cho những con người đau khổ quên đi được thực tại tàn nhẫn bằng cái bàn cờ bằng giấy và những quân cờ cũng bằng giấy bồi, hoặc bằng gỗ tự gọt lấy. Nhờ bàn cờ họ đặt cuộc sống đáng nguyền rủa xuống chân để thoát tục.
- Ông Hồ cũng là một tay cờ giỏi. - Tôn Thất Tần nói.
- Sao bác biết ?
- "Lạc nước, hai xe đành bỏ phí. Gặp thời một tốt cũng thành công". - ông trích dẫn - Không giỏi cờ không thể đúc kết chân lý nhẹ nhàng như rứa được.
- Bác có nghĩ tới một ngày bác sẽ ra khỏi đây không ?
- Anh muốn nói tới cái thời sẽ khác đi ?
- Cho dù cái thời có không khác đi thì người ta cũng không thể giam một con người mãi mãi.
- Tại sao lại không thể ? Anh quên anh đã nói với tui về chuyên chính vô sản ở Liên Xô ra răng rồi sao ? Ở Việt Nam mình còn may, người ta không giết. Người Châu Âu thẳng ruột ngựa, chứ người Việt mình thâm. Nuôi thằng tù chẳng hết bao nhiêu mà lại thu về được rất nhiều ...
Nhìn con người gày còm xanh xao ngồi trước mặt mà thương. Tôn Thất Tần sau khi được giảm án xuống hai mươi năm còn được giảm nhiều lần nữa. Cho tới khi sạch án. Tính ra tới nay ông đã ngồi hết nợ nhà nước từ lâu. Thế nhưng ông vẫn không được tha, vẫn cứ ở tù. Không còn án thì có lệnh.
- Người ta không thả tui là do hoàn cảnh. - Tôn Thất Tần giải thích - Ðất nước bị chia cắt. Gia đình tui ở phía bên kia, chẳng lẽ họ thả tui về Nam à ? Còn thả ở miền Bắc thì biết thả tui về đâu?
- Về đâu là chuyện của bác. Hết hạn thì phải tha.
- Ðâu có rứa được. Thả ra để tui đi lang thang tuyên truyền phản động à ?
Cứ như thể tôi đang nói chuyện với một cán bộ tuyên huấn vậy.
Tôn Thất Tần không nghĩ tới ngày về. Ông sống bởi vì ông chưa chết.
- Có số cả đấy anh ạ ! - ông nói khi ngồi bên cạnh tôi đang thoi thóp trong một trận dịch kiết lỵ làm chết cả chục tù trong trại. - Xem ra số anh số tui còn sống dai lắm.
Trận dịch bắt đầu từ chuyến tù hình sự được chuyển bằng xe ca từ trại Hà-Nam-Ninh (5) lên. Trong đám tù nhét chặt cứng trong xe có một người đang hấp hối vì bệnh kiết lỵ. Người hấp hối thì để cho họ được chết yên, còn chuyển lên làm gì, tôi không hiểu. Chắc hẳn người ta muốn tống khứ tất tật đám tù cũ đi để giải phóng mặt bằng đón tù mới. Anh tù hấp hối không phải nhập trại, mà được đưa thẳng vào nhà xác. Ðàng nào thì y cũng không trốn được nữa rồi. Ði còn chẳng nổi, nói gì trốn.
Ban đêm người hấp hối tỉnh lại, kêu gào thảm thiết. Nằm trong nhà giam tôi nghe tiếng y kêu khàn khàn yếu ớt như tiếng mèo. Chẳng có ai trong số lính gác rẽ vào xem y làm sao. Sáng ngày ra không thấy y trong nhà xác, mới đi tìm thì thấy y nổi lềnh bềnh trong bể nước. Thì ra y khát, gào mãi chẳng thấy ai đến. Y liền bò ra ngã xuống bể nước và chết chìm trong đó. Những người tù nói lính gác sợ cái nhà xác. Ðồn rằng ở đó có ma. Những con ma tù không giống các loại ma khác, chết rồi chúng vẫn cứ luẩn quẩn ở nơi chúng qua đời. Tại sao không còn gì kiềm tỏa mà chúng không về nhà thì không ai giải thích được. Vào những buổi mơ thâm tối trời hay là sáng trăng suông lại hiện lên dọa lính, lính sợ bỏ chạy thì chúng cười khanh khách.
Trong trại Tân Lập có một số bể chứa nước cho trại viên dùng. Nước được bơm từ trạm thủy điện đặt bên ngoài trại vào trong các bể trong một hệ thống bình thông nhau.
Buổi sáng bắt đầu trận dịch: Toàn trại ngã bệnh. Không có thuốc, hết người này đến người khác theo nhau ra bãi tha ma dành cho tù.
Thêm một lần tôi được mục kích sức đề kháng mãnh liệt của cơ thể Việt Nam. Những người tù ốm vốn đã gày còm vì thiếu ăn vật vờ ngoài sân trại như những bộ xương biết đi, chẳng được chữa chạy gì, chẳng có thuốc gì để uống, mà không chết.
Khi dịch tắt thì đến lượt tôi bị bệnh. Trong thời gian có dịch tôi rất giữ gìn, không dám dùng một chút nước lã nào, đến cả nước rửa mặt đánh răng cũng dùng nước đã đun sôi. Nhà bếp ưu ái tôi, tôi muốn xin bao nhiêu nước chín cũng được.
Kiết lỵ là một bệnh rất khó chịu. Sức khỏe xuống rất nhanh cùng với những cơn đau quằn quại. Diệp Bản Minh, Tôn Thất Tần, cả hai ông nông dân phản cách mạng Phún Nàng Cái và Lầm Xì Lần đều lo cho tôi. Chốc chốc mở mắt ra tôi lại thấy hoặc người này hoặc người kia ở bên mình. Trần Chấn Hoa những ngày ấy chuyển đi chỗ khác - y sợ lây. Vả lại, y cũng chán. Tôi kín như bưng. Chẳng có thể gợi ở tôi câu gì. Ðôi khi, sốt ruột, y hỏi thẳng vào chuyện vụ án. Tôi bảo công an dặn đây là bí mật của Ðảng không được nói với ai, thế là xong.
Một đêm tôi thức giấc vì nghe mơ hồ có tiếng người gọi.
- Ai đấy ?
- Em đây, Cao đây !
Trong bóng đêm tôi thấy một bóng người lờ mờ cúi xuống. Cái bóng ghé sát tai tôi:
- Anh ơi, anh đừng chết !
Tôi bật cười. Làm sao có thể đừng chết được ? Chết là cái không thể đừng. Sức mạnh của cái chết là không thể ngăn cản.
Cao ghé người nằm xuống. Ðó là một thanh niên nhỏ bé, nhưng rất nhanh nhẹn, bị tập trung cải tạo với tội danh biệt kích. Tôi không hiểu tại sao Cao bị tập trung cải tạo. Nhưng tôi cũng chẳng buồn tìm hiểu. Trong nhà tù có quá thừa những điều làm tôi ngạc nhiên. Ðây là nơi tập trung những điều phi lý nhất nhưng có thật. Nói theo cách Descartes (6), chúng tồn tại chỉ vì chúng hữu hình.
- Trong trại chỉ có hai người Cộng Sản là anh và em. - tôi nghe tiếng Cao thì thào bên tai - Em có trách nhiệm bảo vệ anh.
Tôi cố cựa quậy cánh tay nặng như chì để nắm lấy tay Cao :
- Cảm ơn em.
- Em đã bàn với bác Tần. Bác với em sẽ cố gắng chăm nom anh để anh chóng khỏe...
Tôi cười cay đắng. Giờ đây tôi có hai người đang ra sức giúp tôi chống lại cái chết: Một phản cách mạng và một Cộng Sản.
Sáng hôm sau, theo lời khuyên của Cao, tôi viết một bức thư gửi về cho gia đình để gia đình xin thăm đột xuất, mang thuốc cho tôi. Tôi viết, không mấy tin tưởng ở kết quả bức thư. Nó đến được hay không là một chuyện. Nhà cầm quyền có cho gia đình lên thăm tôi hay không là chuyện khác. Bức thư đã đến. Vợ tôi tức tốc lên ngay. Bằng cách nào Cao gửi được bức thư tôi không biết. Chắc Cao bàn với Dịp Pún Mằn và gián điệp quốc tế đã liều mạng để cứu tôi.
Từ hôm đó hàng ngày đi làm về là Cao đến giặt giũ quần áo cho tôi, lo lắng cơm nước cho tôi, mặc dầu Cao ở một toán khác. Tôi được ăn nhiều rau hơn, thức ăn ngon hơn, cơm cũng nhiều hơn, có hôm là ngô tươi. Thức ăn của trại được hâm lại, nóng hổi. Trong bữa ăn, Tôn Thất Tần và Cao ngồi bên, khuyến khích tôi ăn từng miếng.
Tôn Thất Tần mách tôi :
- Anh phải ngăn thằng Cao. Ai lại nó leo vào cả vào trong kho của Ban lấy cắp mì chính, muối, cả ngô nữa. Họ mà bắt được thì chết !
Cao nghe tôi trách, cười hì hì :
- Nghề em mà, anh đừng lo.
Lúc ấy tôi chưa biết Cao là chiến sĩ đặc công.
Cũng trong những ngày này Cao kể cho tôi nghe vì sao cậu ta mang tội danh biệt kích.
Hai năm trước, tại vùng chiến thuật 1 (7), tiểu đội trinh sát của đơn vị đặc công mà Cao là tiểu đội trưởng đang len lỏi trong rừng thì gặp một trung đội thám báo địch từ trực thăng đổ xuống. Một trận tao ngộ chiến dữ dội nổ ra. Kém hẳn đối phương về quân số và trang bị, các chiến sĩ trong tiểu đội Cao lần lượt ngã xuống. Còn lại một mình Cao và một đồng đội bị thương nặng. Cao bắn trả cho tới khi khẩu AR15 hết đạn. Ðúng lúc Cao đập khẩu súng, cõng đồng đội xông ra để cướp khẩu súng khác quyết tử với địch thì viên sĩ quan phía bên kia kêu lên :"Không được bắn ! Phải bắt sống !"
Ðưa Cao về vị trí đổ quân, viên sĩ quan ra lệnh cởi trói cho Cao, rồi rót rượu mời Cao :"Tôi hân hạnh được mời rượu một người anh hùng ! Hãy bỏ qua một bên những bất đồng chính kiến, chuyện bên này bên kia, để uống với tôi, một người Việt, đồng bào anh !". Cao uống. Theo yêu cầu của Cao viên sĩ quan chôn cất cẩn thận các bạn đồng đội của Cao trước mặt Cao, rồi gửi trực thăng đưa Cao về Sài Gòn.
Cao bằng lòng chiêu hồi. Quân đội Sài Gòn cho Cao đi học tại khu biệt kích Long Thành. "Không dễ dàng gì mà vào trinh sát trong một trường huấn luyện biệt kích của địch, Cao nghĩ. Mình tương kế tựu kế vào trong đó tìm hiểu rồi trở về báo cáo với trên, hóa hay !". Xong lớp huấn luyện Cao được ném ra miền Bắc, xuống khu vực Yên Bái. Sau khi giết toán trưởng biệt kích, Cao ôm điện đài chạy ra quốc lộ, giơ súng chặn một chiếc xe tải, bắt chở thẳng về Hà Nội.
Cao được đón tiếp tử tế, được nuôi nấng chu đáo, sang trọng nữa là khác, trong suốt thời gian ngồi ở cơ quan Bộ Tổng Tham mưu. Người ta bảo Cao viết lại toàn bộ những gì cậu ta trinh sát được tại khu Long Thành. Viết xong thì cán bộ quân pháp tới bắt đi giao cho bên công an. Ðó là lý do vì sao Cao có tội danh biệt kích mà không có án hình.
Tôn Thất Tần biết chuyện, lắc đầu:
- Người ta đối với cậu rứa tệ quá !
- Thế người ta đối với bác không tệ à ?
- Tui khác, cậu khác. Tui là phản cách mạng. Cậu là cách mạng.
Sau khi bị tôi trách, Cao không dám leo vào kho công an ăn trộm nữa. Có vẻ cậu ta coi ý kiến của tôi là mệnh lệnh cấp trên, không thể cưỡng.
Cơn bệnh qua, tôi ăn giả bữa, lúc nào cũng thấy đói. Tôi không nghĩ tới cái gì khác ngoài miếng ăn. Thèm đủ thứ. Thậm chí nghĩ tới một miếng cháy nước dãi đã ứa ra.
Còn nhớ một hôm toán tôi được lệnh đi chữa nhà cho Ban Giám thị, mấy ông bạn tù già mừng rơn khám phá ra lu nước gạo của Ban đầy cơm thừa đổ đi lẫn lộn với trăm thứ bà dằn khác. Tôi được phân công ở trên mái để dặm lại mấy chỗ tranh mục, đồng thời canh chừng cho các bạn tù xột xệt(8) bên dưới. Tôi vờ cặm cụi làm, nhưng mắt vẫn bao quát một vùng chung quanh. Chỗ cơm thừa trong phút chốc đã trở thành nồi cháo ngon lành, tuy phảng phất mùi chua của dấm bỗng.
Ở bên dưới người ta gọi lên:
- Bác Hiên ơi ! Bác xuống ăn với chúng tôi.
Tôi cảm thấy ruột gan cồn cào, nhưng tôi rùng mình khi nghĩ tới lu nước gạo.
- Cảm ơn các bác. Các bác cứ ăn đi. Ðể tôi gác cho.
- Chúng tôi sẽ để phần bác.
- Tôi không ăn đâu. Mấy bữa nay bụng dạ tôi không tốt.
- Vậy cũng được. Chúng tôi ăn hết nhá ?
Trong nhà tù cuộc đánh nhau với bản thân không bao giờ kết thúc. Chỉ có thể thắng từng trận một. Câu chuyện năm xưa với ông Ðặng Xuân Thiều trở về trong trí nhớ. Biết ông được các đồng chí gọi là "anh hùng thành Ký Con (9)", vì ông đã chịu đựng được hai mươi bảy trận đòn tra liên tục, tôi hỏi ông:
- Chú ơi, làm thế nào mà chú chịu đựng giỏi thế ?
Ông cười hà hà:
- Giỏi gì ! Tao cứ cố chịu từng trận một, Chịu được đến đâu biết đến đấy. Có thể trận thứ hai mươi tám thì tao gãy, biết đâu đấy, ai dám nói chắc, nhưng chúng nó mệt, chúng nó bỏ cuộc thì tao được anh em bốc lên tôn làm anh hùng, chứ anh hùng cái gì đâu ...
Ông không khiêm tốn giả vờ. Ông nói sự thật "chúng nó mệt, chúng nó bỏ cuộc", nhưng chất anh hùng thật lại ở chính trong lời thú nhận "biết đâu đấy, ai dám nói chắc". Cái chất ấy ông vẫn giữ được khi cách mạng thành công rồi, có thể nhân danh những hy sinh để đòi hỏi đãi ngộ. Là anh em với tổng bí thư Trường Chinh, ông có thể kiếm được một chức to hơn chức vụ trưởng, nhưng ông thích làm vụ trưởng Bảo tồn bảo tàng để chăm lo cho những gì tổ tiên để lại không bị mai một. "Thấy đền chùa bị phá nhiều quá, tao sót, ông nói. Hết Bắc thuộc lần thứ nhất đến Bắc thuộc lần thứ hai, rồi trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh khác, các công trình kiến trúc của các cụ có còn được là mấy. Phải có người giữ gìn chứ !"
Những tấm gương của thế hệ đi trước nâng đỡ tôi rất nhiều trong những năm tù, từ ngày đầu tiên cho tới ngày cuối cùng. Khi bị những cơn đói dày vò tôi thường nhớ tới các bậc tiền bối cách mạng đã chịu đựng thế nào trong nhà tù đế quốc để động viên mình vượt qua sự khốn khó.
Những cơn đói cồn cào vào cái đận giả bữa bớt hành hạ tôi còn nhờ những ván cờ của Tôn Thất Tần. Về cờ tướng tôi không đáng học trò ông. Nhiều hôm, mải đánh cờ, tôi quên cả ăn. Tôi quên thì đã có Cao nhớ. Thấy chúng tôi đang mê mải chơi cờ cậu ta vác bát ra lĩnh cả cho tôi lẫn Tôn Thất Tần.
Tôi cũng thích để Cao nhận phần cơm cho chúng tôi. Tuy việc chia cơm trong các toán số lẻ có tiếng là công bằng, nhưng không phải vì thế mà được phép lơ là. Cao không hổ danh chiến sĩ trinh sát. Mắt cậu ta tinh như mắt mèo, không cho phép ai qua mặt.
Tù số lẻ chia cơm bằng cân. Người ta làm lấy một cái cân thô sơ để cân cơm. Cái cân tự tạo giống như cân tiểu ly, chỉ cần thêm hoặc bớt một chút xíu cơm bằng đầu ngón tay là nó đã mất thăng bằng. Tù số chẵn, dù boọc, dù có án, đều nhìn cái cân bên số lẻ bằng con mắt khinh bỉ. Quen ăn tiêu về nhiều ngoài xã hội, họ coi cái sự cân cơm là ti tiện. Tù số chẵn dùng bát để đong khi chia cơm, bát vục mạnh thì cơm được nêm chặt, vục yếu thì cơm xốp, cho nên suất cơm của các sĩ quan bao giờ cũng lớn hơn suất cơm lính.
Tù số lẻ chia cơm bằng cân. Người ta làm lấy một cái cân thô sơ để cân cơm. Cái cân tự tạo giống như cân tiểu ly, chỉ cần thêm hoặc bớt một chút xíu cơm bằng đầu ngón tay là nó đã mất thăng bằng. Tù số chẵn, dù boọc, dù có án, đều nhìn cái cân bên số lẻ bằng con mắt khinh bỉ. Quen ăn tiêu về nhiều ngoài xã hội, họ coi cái sự cân cơm là ti tiện. Tù số chẵn dùng bát để đong khi chia cơm, bát vục mạnh thì cơm được nêm chặt, vục yếu thì cơm xốp, cho nên suất cơm của các sĩ quan bao giờ cũng lớn hơn suất cơm lính.
Về chuyện chia thịt thì cả số lẻ lẫn số chẵn đều chia như nhau, theo cùng một cách. Tù sắp bát thành hàng, người chia thịt chọn từng miếng đều nhau gắp vào mỗi bát. Chia cho thật đều rất khó vì nhà bếp chặt miếng to miếng nhỏ, miếng nạc miếng xương, không bằng nhau. Người ta giải quyết chia cho công bằng bằng cách viết tên cả toán vào một mảnh giấy, một người cầm mảnh giấy quay lưng lại những bát thịt đã được chia, một người khác gõ bất ưng vào một cái bát nào đó, người cầm giấy xướng lên một cái tên, thế là người có tên lĩnh phần thịt mang đi. Cách này gọi là quay mặt đặt tên. Như thế, mỗi lần trại cho ăn thịt là mỗi lần mình phải nhận phần trong bát người khác. Có những cái bát cóc cáy, nhìn mà ghê, lúc đầu tôi rất sợ, mãi mới quen. Mọi người đều cho rằng Tôn Thất Tần bị lao phổi, nhưng đến bữa có thịt, người nào vớ phải bát của Tôn Thất Tần cũng vẫn ăn ngon lành như thường. ê trong tù mà khắt khe chuyện vệ sinh cũng chẳng được. Ðã ở tù thì phải chịu ở lẫn với đủ thứ bệnh tật. Trong trại có cả người hủi. Anh ta ở chung với mọi người, nhưng chưa thấy ai bị lây. Về sau, gặp được viên giám thị tốt bụng, anh ta được ở cách ly trong một phòng con tí xíu ở đầu hồi trạm xá(10) và từ đó thôi không phải đi lao động hàng ngày nữa.
Trong trại giam dù anh có án hay anh boọc, dù anh mang số lẻ hay số chẵn, dù anh là tù thường hay tù binh, đều là tù tuốt. Tù thì phải lao động. Nhưng nếu lao động để mà sống thì chuyện dễ hiểu. Khó hiểu ở chỗ lao động cải tạo kia.
Người nước ngoài thường có sự hiểu lầm cụm từ lao động cải tạo. Họ tưởng chỉ có tù mới phải lao động cải tạo. Hoàn toàn không phải thế. Sau năm 1950, biên giới Việt - Trung thông thương, khái niệm lao động cải tạo được du nhập vào Việt Nam lần đầu. Nó tới cùng với sự học tập giáo trình Lịch Sử Tiến Hóa Nhân Loại, trong đó Charles Darwin(11) được nhắc đến một chút, Mác và Engels một chút, còn lại là sự phát triển tư duy của Mao Trạch-đông và các lý thuyết gia nội hóa. Chúng tôi, con cháu loài khỉ(12), phải biết ơn lao động, mà là lao động chân tay kia, chứ lao động trí óc không được tính đến, nhờ có nó mà tổ tiên chúng tôi mới thành người.
Câu nói "Trí thức mà không có thực hành giá trị không bằng cục phân" của Mao chủ tịch được nhắc đi nhắc lại là trong thời kỳ này. Người mác-xít chỉ biết có một thứ trí thức ứng dụng, trí thức lý thuyết là đồ bỏ. Trong chính sách cán bộ, khi xem xét khả năng cán bộ để cất nhắc, để điều động, tiêu chuẩn lao động chân tay được coi như một thử thách không thể thay thế. Nói cách khác, người ta thành tín cho rằng có thể cải tạo con người bằng lao động. Thành thử cán bộ bên ngoài cũng phải đi lao động chân tay thường xuyên, gọi theo cách Trung Quốc là hạ phóng. Tôi đã hạ phóng một lần về mấy xã huyện Ðông Quan tỉnh Thái Bình với ông Nguyễn Ðức Quỳ, thứ trưởng Bộ Văn Hóa. Chúng tôi đi cầy, đi cấy, be bờ, tát nước cùng với nông dân. Tôi làm giỏi hơn các cán bộ thành phố nhờ những năm ở làng với bà cô trọn đời đồng trinh. Nhưng cả tôi, cả ông thứ trưởng có học đều không tin lao động có thể làm cho chúng tôi người hơn con người chúng tôi hiện có. Cứ tới thứ bẩy, chủ nhật là chúng tôi lấy cớ đi họp trên tỉnh để lên thị xã Thái Bình tắm nước nóng.
Người tù, theo quan điểm của các nhà lãnh đạo, lại càng cần phải cải tạo bằng lao động. Họ cho rằng người tù bị tù là do có những tư tưởng xấu, tư tưởng địch, nếu chịu khó lao động, anh ta có thể tự cải tạo mình để trở thành người tốt. Những người tù chăm chỉ lao động được giảm án nhiều hơn những người tù lười lao động. Những người yếu đuối không có khả năng lao động cũng bị coi là lười, đâm ra bị thiệt.
Toán tôi là toán tạp dịch, nay đi nhổ cỏ lúa, mai đi cuốc ruộng. Từ trong xà lim ra, bốn năm có lẻ không đụng tay đụng chân đến việc gì, nay cầm cuốc cầm cày, tôi rất mệt. Nhưng tôi cố gắng để không kém mọi người, bởi vì công việc được khoán theo tổ (nhóm nhỏ), mình làm ít thì người khác làm nhiều. Hơn nữa tôi không muốn để cho những kẻ muốn hành hạ tôi được thấy tôi khổ sở vì lao động vất vả. Tôn Thất Tần biết ý, nói nhỏ với anh em bên cạnh chỉ làm túc tắc thôi, đạt mức thì tốt, không đạt thì thôi, cho tôi nương vào. Ðược cái người ta chỉ có thể quở trách một cá nhân làm không đạt mức, chứ khi cả tập thể không đạt thì huề, bao giờ cũng có cả đống lý do để mà biện bạch.
Một hôm toán được phân công cuốc đồi trồng sắn. Trời nắng chang chang, quanh chỗ làm không một bóng râm, đồi lại toàn sỏi lổn nhổn, tôi vừa làm vừa thở hồng hộc. Quản giáo ngồi nấp dưới một cây sắn còn sót lại, phanh áo ra mà quạt, mặt đỏ lựng. Khi được lệnh nghỉ, tôi nằm vật ngay ra chỗ đất vừa cuốc, thiếp đi. Tôi mơ thấy mình đang nằm bên một dòng sông trong vắt, nước ụp oạp mênh mông, cái transistor đặt trên bụng. Từ trong máy phát ra bản Concerto Số Một của Tsaikovsky(13) do Van Klibern chơi. Tôi đang sung sướng tận hưởng khúc nhạc tuyệt vời, nhờ nó Van Klibern được giải thưởng quốc tế về dương cầm năm 1956, được nước Mỹ trải thảm đón mừng, được tổng thống Mỹ đích thân tiếp, thì nó nhỏ dần rồi mất hẳn, như thể sóng điện bị lạc. Tôi cuống quít vặn núm đài nhưng không tìm ra. Tỉnh dậy, thấy tay mình vẫn còn đang loay hoay cái núm vô hình, trên đầu mắt trời chói lòa.
- Anh ngủ tài thiệt ! - Tôn Thất Tần nói - Ðược một giấc rồi đấy.
Tôi đứng lên, bàng hoàng. Dưới chân tôi là một hình người in rõ nét trên mặt đất lổn nhổn.
- Tôi được một giấc mơ đẹp.- tôi nói - Hoài của, có một bản nhạc hay ơi là hay mà không nghe được hết. Bác không chợp mắt một chút à ?
- Chợp răng được. Nắng rọi vào mắt như ri. Tui đang mải ngắm con trâu.
Chênh chếch dưới chân chúng tôi một con trâu đang lười biếng vặt từng nạm cỏ hiếm hoi. Cái đuôi trần trụi với túm lông thưa quật đi quật lại không mệt mỏi.
- Nó có gì lạ ?
- Tui ghen với nó. Nó sướng quá !
- Sướng cái gì chứ ?
Một nụ cười chua chát thoảng bay trên khóe miệng "Jean Valjean gọi bằng cụ" :
- Nó không bao giờ phải cải tạo. Ra đời đã lao động rồi. Ðỉnh cao của vinh quang (14) ! Loài người từ khỉ mà lên nhờ lao động. Chúng mình lao động mãi như ri rồi sẽ tiến lên loài chi nhỉ ?
Trong trại giam dù anh có án hay anh boọc, dù anh mang số lẻ hay số chẵn, dù anh là tù thường hay tù binh, đều là tù tuốt. Tù thì phải lao động. Nhưng nếu lao động để mà sống thì chuyện dễ hiểu. Khó hiểu ở chỗ lao động cải tạo kia.
Người nước ngoài thường có sự hiểu lầm cụm từ lao động cải tạo. Họ tưởng chỉ có tù mới phải lao động cải tạo. Hoàn toàn không phải thế. Sau năm 1950, biên giới Việt - Trung thông thương, khái niệm lao động cải tạo được du nhập vào Việt Nam lần đầu. Nó tới cùng với sự học tập giáo trình Lịch Sử Tiến Hóa Nhân Loại, trong đó Charles Darwin(11) được nhắc đến một chút, Mác và Engels một chút, còn lại là sự phát triển tư duy của Mao Trạch-đông và các lý thuyết gia nội hóa. Chúng tôi, con cháu loài khỉ(12), phải biết ơn lao động, mà là lao động chân tay kia, chứ lao động trí óc không được tính đến, nhờ có nó mà tổ tiên chúng tôi mới thành người.
Câu nói "Trí thức mà không có thực hành giá trị không bằng cục phân" của Mao chủ tịch được nhắc đi nhắc lại là trong thời kỳ này. Người mác-xít chỉ biết có một thứ trí thức ứng dụng, trí thức lý thuyết là đồ bỏ. Trong chính sách cán bộ, khi xem xét khả năng cán bộ để cất nhắc, để điều động, tiêu chuẩn lao động chân tay được coi như một thử thách không thể thay thế. Nói cách khác, người ta thành tín cho rằng có thể cải tạo con người bằng lao động. Thành thử cán bộ bên ngoài cũng phải đi lao động chân tay thường xuyên, gọi theo cách Trung Quốc là hạ phóng. Tôi đã hạ phóng một lần về mấy xã huyện Ðông Quan tỉnh Thái Bình với ông Nguyễn Ðức Quỳ, thứ trưởng Bộ Văn Hóa. Chúng tôi đi cầy, đi cấy, be bờ, tát nước cùng với nông dân. Tôi làm giỏi hơn các cán bộ thành phố nhờ những năm ở làng với bà cô trọn đời đồng trinh. Nhưng cả tôi, cả ông thứ trưởng có học đều không tin lao động có thể làm cho chúng tôi người hơn con người chúng tôi hiện có. Cứ tới thứ bẩy, chủ nhật là chúng tôi lấy cớ đi họp trên tỉnh để lên thị xã Thái Bình tắm nước nóng.
Người tù, theo quan điểm của các nhà lãnh đạo, lại càng cần phải cải tạo bằng lao động. Họ cho rằng người tù bị tù là do có những tư tưởng xấu, tư tưởng địch, nếu chịu khó lao động, anh ta có thể tự cải tạo mình để trở thành người tốt. Những người tù chăm chỉ lao động được giảm án nhiều hơn những người tù lười lao động. Những người yếu đuối không có khả năng lao động cũng bị coi là lười, đâm ra bị thiệt.
Toán tôi là toán tạp dịch, nay đi nhổ cỏ lúa, mai đi cuốc ruộng. Từ trong xà lim ra, bốn năm có lẻ không đụng tay đụng chân đến việc gì, nay cầm cuốc cầm cày, tôi rất mệt. Nhưng tôi cố gắng để không kém mọi người, bởi vì công việc được khoán theo tổ (nhóm nhỏ), mình làm ít thì người khác làm nhiều. Hơn nữa tôi không muốn để cho những kẻ muốn hành hạ tôi được thấy tôi khổ sở vì lao động vất vả. Tôn Thất Tần biết ý, nói nhỏ với anh em bên cạnh chỉ làm túc tắc thôi, đạt mức thì tốt, không đạt thì thôi, cho tôi nương vào. Ðược cái người ta chỉ có thể quở trách một cá nhân làm không đạt mức, chứ khi cả tập thể không đạt thì huề, bao giờ cũng có cả đống lý do để mà biện bạch.
Một hôm toán được phân công cuốc đồi trồng sắn. Trời nắng chang chang, quanh chỗ làm không một bóng râm, đồi lại toàn sỏi lổn nhổn, tôi vừa làm vừa thở hồng hộc. Quản giáo ngồi nấp dưới một cây sắn còn sót lại, phanh áo ra mà quạt, mặt đỏ lựng. Khi được lệnh nghỉ, tôi nằm vật ngay ra chỗ đất vừa cuốc, thiếp đi. Tôi mơ thấy mình đang nằm bên một dòng sông trong vắt, nước ụp oạp mênh mông, cái transistor đặt trên bụng. Từ trong máy phát ra bản Concerto Số Một của Tsaikovsky(13) do Van Klibern chơi. Tôi đang sung sướng tận hưởng khúc nhạc tuyệt vời, nhờ nó Van Klibern được giải thưởng quốc tế về dương cầm năm 1956, được nước Mỹ trải thảm đón mừng, được tổng thống Mỹ đích thân tiếp, thì nó nhỏ dần rồi mất hẳn, như thể sóng điện bị lạc. Tôi cuống quít vặn núm đài nhưng không tìm ra. Tỉnh dậy, thấy tay mình vẫn còn đang loay hoay cái núm vô hình, trên đầu mắt trời chói lòa.
- Anh ngủ tài thiệt ! - Tôn Thất Tần nói - Ðược một giấc rồi đấy.
Tôi đứng lên, bàng hoàng. Dưới chân tôi là một hình người in rõ nét trên mặt đất lổn nhổn.
- Tôi được một giấc mơ đẹp.- tôi nói - Hoài của, có một bản nhạc hay ơi là hay mà không nghe được hết. Bác không chợp mắt một chút à ?
- Chợp răng được. Nắng rọi vào mắt như ri. Tui đang mải ngắm con trâu.
Chênh chếch dưới chân chúng tôi một con trâu đang lười biếng vặt từng nạm cỏ hiếm hoi. Cái đuôi trần trụi với túm lông thưa quật đi quật lại không mệt mỏi.
- Nó có gì lạ ?
- Tui ghen với nó. Nó sướng quá !
- Sướng cái gì chứ ?
Một nụ cười chua chát thoảng bay trên khóe miệng "Jean Valjean gọi bằng cụ" :
- Nó không bao giờ phải cải tạo. Ra đời đã lao động rồi. Ðỉnh cao của vinh quang (14) ! Loài người từ khỉ mà lên nhờ lao động. Chúng mình lao động mãi như ri rồi sẽ tiến lên loài chi nhỉ ?
_____________________
(1) Nhân vật chính trong cuốn Những Người Khốn Khổ (xuất bản năm 1862) của đại văn hào Pháp Victor Huygo (1802-1885).
(2) Món ăn vùng Trung Á
(3) Nguyên thứ trưởng Bộ Y Tế nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
(4) Việc không cho tù được đọc sách còn lại cho tới bây giờ. Năm 1995, khi Hoàng Minh Chính bị bỏ tù (xã hội chủ nghĩa) lần thứ ba, ông muốn đọc các sách về luật pháp để tự bào chữa khi ra tòa người ta cũng không cho. Kể cả đến cuốn sách về luật Việt Nam do Nhà xuất bản Pháp lý (của Nhà nước) ấn hành ông cũng không được nhận.
(5) Một tỉnh gồm Nam Ðịnh, Ninh Bình và Hà Nam nhập lại dưới thời Lê Duẩn.
(6) René Descartes (1596-1650), triết gia Pháp. Câu nói nổi tiếng của ông :"Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại".
(7) Vùng từ Quảng Trị - Thừa Thiên kéo dài tới Ðà Nẵng.
(8) Tiếng lóng trong nhà tù = nấu nướng.
(9) Tên thành phố Hải Phòng do những nhà cách mạng tiền bối đặt.
(10) Nơi chữa bệnh cho tù, bệnh xá.
(11) Charles Robert Darwin (1809-1882), nhà cách mạng trong sinh vật học, giải thích sự tiến hóa của nhân loại theo quan điểm duy vật.
(12) Vì nghe thế nó... khỉ quá, nên ông Trần Văn Giàu đã sửa lại trong giáo trình Duy Vật Lịch Sử của ông thành hầu nhân.
(13) Tchaikovsky Piotr Ilich (1840-1893), nhà soạn nhạc nổi tiếng người Nga
(14) Khẩu hiệu của Ðảng : "Lao dộng là vinh quang !".
(1) Nhân vật chính trong cuốn Những Người Khốn Khổ (xuất bản năm 1862) của đại văn hào Pháp Victor Huygo (1802-1885).
(2) Món ăn vùng Trung Á
(3) Nguyên thứ trưởng Bộ Y Tế nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
(4) Việc không cho tù được đọc sách còn lại cho tới bây giờ. Năm 1995, khi Hoàng Minh Chính bị bỏ tù (xã hội chủ nghĩa) lần thứ ba, ông muốn đọc các sách về luật pháp để tự bào chữa khi ra tòa người ta cũng không cho. Kể cả đến cuốn sách về luật Việt Nam do Nhà xuất bản Pháp lý (của Nhà nước) ấn hành ông cũng không được nhận.
(5) Một tỉnh gồm Nam Ðịnh, Ninh Bình và Hà Nam nhập lại dưới thời Lê Duẩn.
(6) René Descartes (1596-1650), triết gia Pháp. Câu nói nổi tiếng của ông :"Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại".
(7) Vùng từ Quảng Trị - Thừa Thiên kéo dài tới Ðà Nẵng.
(8) Tiếng lóng trong nhà tù = nấu nướng.
(9) Tên thành phố Hải Phòng do những nhà cách mạng tiền bối đặt.
(10) Nơi chữa bệnh cho tù, bệnh xá.
(11) Charles Robert Darwin (1809-1882), nhà cách mạng trong sinh vật học, giải thích sự tiến hóa của nhân loại theo quan điểm duy vật.
(12) Vì nghe thế nó... khỉ quá, nên ông Trần Văn Giàu đã sửa lại trong giáo trình Duy Vật Lịch Sử của ông thành hầu nhân.
(13) Tchaikovsky Piotr Ilich (1840-1893), nhà soạn nhạc nổi tiếng người Nga
(14) Khẩu hiệu của Ðảng : "Lao dộng là vinh quang !".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét